GIÁO PHẬN XUÂN LỘC
Lời Chủ Chăn Tháng 12 – 2021
Nguyện Cầu… Những ‘Bản Diệu Ca’
‘Con đã tỏ cho chúng biết Danh Cha và sẽ còn
tỏ cho biết nữa…’ (Ga 17: 26)
Quý Cha và Quý
Tu sĩ thân mến,
Israel và của dân đối với Thiên Chúa được diễn tả đắc ý nhất bằng liên
hệ vợ chồng. Tình yêu nằm nơi yếu tính của con người, hoạ ảnh Thiên
Chúa, đã hiện tỏ với sắc thái hiện sinh, ‘có sáng có tối’, ‘có phai nhạt có say
sưa’, tiêu biểu từ những chương đầu sách Sáng Thế, nơi các Tiên tri, và nhất là
trong tập Diệu Ca.
thăm thẳm Thiên Chúa ‘rạo rực’ (Dc 5: 4) yêu thương Israel, yêu thương nhân loại.
Đấng cao cả siêu việt đưa con người vào một mối tình lạ lùng dệt nên những ‘Bản
Diệu Ca’ làm con tim ‘ngất lịm’ (Dc 4: 9).
Việc tháp nhập mối tình này làm thành nguyện cầu… Nguyện cầu… những
‘Bản Diệu Ca’…
Vào những giây phút
cuối đời tại thế, trong không khí thánh thiêng lễ Vượt Qua đang được cử hành tại
phòng tiệc ly và sau đó tại đồi Calvê, Chúa Giêsu đã mạc khải những tâm tư thăm
thẳm… và lời cuối cùng: ‘Con đã tỏ cho chúng biết Danh Cha, và sẽ
còn tỏ cho biết nữa…’ (Ga 17: 26).
1. Đức Chúa
‘đã tỏ…’ (x. Ga 17: 26)
Tình yêu vô hạn,
siêu việt của Thiên Chúa…
Ađam, ‘Con ở đâu?’ (St 3: 9), tiếng gọi ‘Tình yêu’ đi vào không
gian, khoảng không-không người… âm vang đến tận biên cương vũ trụ… Tình yêu đi
tìm ‘người tâm phúc’… Bước chân ‘Tình yêu’ chiều nay trong vườn ‘Eđen’ có còn
‘tản bộ’ thư thái với ‘gió hiu hiu ban chiều’ như mọi ngày?
Tiếng gọi ‘Tình
yêu’ đã đi vào cõi riêng, nơi người và bạn đời ‘núp mình đi’
(St 3: 11)… đã đi vào cõi riêng… ở đó ‘trời đã tối’ (Ga 13: 30)…
Tiếng gọi ‘Tình
yêu’ đã lay động… đã có tiếng ‘người’ đáp, dẫu là những lời
đắng cay, nhưng lại là sự thật… để tiếng gọi ‘Tình yêu’ ban bố ‘Lời hứa’ về một
‘Người Đàn Bà’ tuyệt thế và về một ‘Dòng Giống sẽ đạp đầu’ con rắn, kẻ ‘phỉnh gạt’
(x. St 3: 8-15).
Tình yêu vô hạn,
siêu việt của Thiên Chúa đã đi vào lịch sử:
Tình yêu thích tâm sự nơi sa mạc… không tiếng động, ngoài tiếng gió và hơi
thở… và nhịp đập của con tim… Khi ‘người’ suy sụp thành hôn thê bất trung,
‘Tình yêu’ vẫn vô hạn… vẫn ngỏ ‘Lời’: ‘này Ta dụ dỗ người ấy, đem người ấy
vào sa mạc, và kề lòng, Ta nói khó với nó’ (Hs 2: 16). Để ‘người’ sẽ
gọi: ‘chồng tôi’… không còn gọi ‘Thần Baal của tôi nữa…’ (Hs 2:
18).
Sa mạc ‘cầu nguyện’
dành riêng cho một ‘Hệ sinh thái’ làm cho ‘trái
tim khoẻ mạnh’[1]. Sa
mạc ‘cầu nguyện’ đơm bông vẻ đẹp một đời sống giản dị đến
mức thành ‘cái không’ của bản thân để nhận ‘cái tất cả’ từ Thiên Chúa. ‘Hãy
nếm và xem Đức Chúa tốt lành nhường bao! Phúc cho ai ẩn náu bên Người’ (Tv
34: 9)… Đây đã là khúc dạo tuyệt vời của ‘Bản Diệu Ca’…
2. ‘Con đã
tỏ…’ (Ga 17: 26)
Mùa Giáng Sinh đã về
gần. ‘Một trẻ đã sinh ra cho ta’ (Is 9: 5). Hài Nhi Giêsu đã chào đời cho chúng
ta. Giêsu là Lời. ‘Lúc khởi nguyên đã có Lời… Lời là Thiên Chúa’ (Ga 1: 1). ‘Lời
đã thành xác phàm… chúng tôi đã được ngắm vinh quang của Ngài, vinh
quang như của Con Một tự nơi Cha, tràn đầy ân nghĩa và sự thật’
(Ga 1: 14).
ngạc, bởi thấy câm nói được, tàn tật được an lành, què quặt lại đi đứng, và đui
mù được thấy’ (Mt 15: 31). ‘Các Lời về ân sủng xuất bởi miệng Ngài’ (Lc 4:
22)…: ‘Tội lỗi của con đã được tha… Lòng tin của con đã cứu chữa con. Hãy đi bằng
yên’ (Lc 7: 48)… Chị ấy, ‘một người tội lỗi trong châu thành… chị đã ‘khóc nức
nở, sa nước mắt đẫm ướt chân Ngài… xoã tóc trên đầu, chị cố lau sạch’ (Lc 7:
37.38)… Trong khi chị cố lau sạch chân Chúa thì Chúa đã ‘lau sạch nước mắt’ (Is
25: 8) chị rồi. Đã có một cử chỉ quyết liệt: ‘đập vỡ’, chị đập vỡ ‘bình bạch ngọc
đựng dầu thơm cam tùng thuần chất quý giá’ (x. Mc 14: 3)… Đập vỡ để bỏ dứt quá
khứ phù phiếm… Bình đắt tiền, dầu hảo hạng nhưng chẳng nghĩa lý gì trước Chúa
Giêsu… Và có lẽ còn âm vang trong lòng chị như nơi người nữ ngoại tình lời
Giêsu ân cần nhắn nhủ: ‘Và từ nay con đừng phạm tội nữa’ (Ga 8: 11).
chúng, bởi đã ba ngày rồi họ lưu lại với Ta, và lại không có gì ăn! Để họ nhịn
đói mà lui về, thì Ta không muốn, kẻo họ xỉu mất dọc đường’ (Mt 15: 32)… ‘Trước
lễ Vượt Qua, Đức Giêsu biết rằng đã đến giờ Ngài qua khỏi thế gian này để đến
cùng Cha, đã mến yêu các kẻ thuộc về Ngài còn trong thế gian, thì Ngài đã yêu mến
họ đến cùng’ (Ga 13: 1): Yêu mến đến cùng, mạc khải Chúa Cha. Yêu mến đến cùng,
hiến mạng chịu đóng đinh treo thập giá mở vào cuộc phục sinh. Yêu mến đến cùng,
ban hơi thở Thánh Thần. Yêu mến đến cùng, ‘Này là Mình Thầy – Này là chén Máu
Thầy…’ để ở cùng anh em đến tận thế…
Một ‘Bản Diệu Ca’, niềm rung động của Đấng tuyệt đối
đã vang lên giữa dòng đời…
3. ‘Và sẽ còn tỏ…’
(Ga 17: 26)
và kêu lại những kẻ Ngài muốn. Và họ đến với Ngài… để họ ở với Ngài…’ (Mc 3:
13.14). Tất cả các Tông đồ trong nhóm mười hai, đều được đón nhận từ Chúa ân huệ
‘chung phận’ như nhau, nhưng mỗi người lại đi vào mối tương quan đậm nhạt rất
riêng, mà không ai bì tỵ ai, ai cũng mãn nguyện (Ga 14: 8). Phêrô
là thế, Philipphê, Anrê… Gioan không ngại nói về ‘sát lòng Đức Giêsu, có người
môn đệ Đức Giêsu yêu mến…’ (Ga 13: 23).
tương quan với Chúa, đi vào qua con đường nguyện cầu… trải qua lịch sử Giáo hội,
‘không biết cơ man nào mà kể… trước ngai và trước Chiên Con…’ (Kh 7: 9).
mình đi đồng nhịp: ‘Noverim Te, noverim me’ (Que je Te connaisse pour que je me
connaisse). Mười hai thế kỷ trước Descartes, Augustinô đã ngạc nhiên trước thực
tại ‘suy tưởng’, nhận thức đây là kinh nghiệm không thể hoài nghi về cốt tuỷ của
kinh nghiệm tôn giáo, cội nền của mọi nhận thức xác thực và của mọi thực tại. Một
năng lực trí tuệ nâng suy tưởng ta về nguồn cội (attirer en amont de ma pensée).
Tình yêu nâng lên cao này bao hàm một trật ‘sự Thật và sự Thiện’. Đón nhận mạc
khải từ tạo dựng, tôi là ‘Imago Dei’ (Hình ảnh Thiên
Chúa, St 1: 26) trải dài trong mạc khải tình yêu vô hạn cứu độ ‘Nhân Danh Cha,
và Con, và Thánh Thần’ (Mt 28: 19), tôi là ‘Imago Trinitatis’ (Hình
ảnh Chúa Ba Ngôi)[2].
‘Bản Diệu Ca’ của Gioan Thánh Giá: Những chiều sâu biến đổi. Ân sủng-Tình
yêu làm cho đôi bên, Thiên Chúa và người phàm, nên giống nhau, bất chấp những
trở ngại. Hướng mắt nhìn lên đỉnh cao hoàn thiện. Không xem thường những dữ liệu
tri thức, nhưng tình yêu hiện diện ngay từ đầu và cũng hiện diện đầy tràn ở điểm
đến. Nguyện cầu trong con tim Gioan Thánh Giá là sự thấu suốt của một tình yêu
hiến dâng tất cả cho Đức Tình Quân thành cuộc nhiệm hiệp nên một với Người
trong đức Tin. Thánh Gioan Thánh Giá chia sẻ về ‘Đêm giác quan’ thường xảy ra nơi
người ‘mới bắt đầu’. Cụm từ ‘mới bắt đầu’ không nhất thiết mang ý nghĩa thời
gian nhưng là phẩm chất. Đường lên núi Cát Minh vượt qua đêm dày để nghiệm lấy
một niềm háo hức khác lớn hơn, một thứ tình yêu khác quý hơn, một dạ
nhớ…’ Ôi vận may diễm phúc… Chút sáng cháy trong tim. Chút sáng ấy đang
hướng dẫn tôi. Chắc chắn hơn ánh sáng giữa trưa. Dẫn đến nơi có người đợi tôi.
Người mà tôi biết rõ. Đợi ở phía không ai lai vãng… Một Tình Nương
đã được biến đổi nên Tình Quân. Trên lòng tôi đầy hoa. Được giữ vẹn
cho một mình Chàng…’[3].
Và còn biết
bao ‘Bản Diệu Ca’… tỏ lộ sức sống của Mẹ Giáo hội:
Đaminh, Phanxicô Assisi, Alphongsô, Inhaxiô Loyola, Têrêsa Hài Đồng Giêsu,
Maximilianô Kolbê, Charles de Foucauld…
Anh chị em rất
thân mến,
Không thể bỗng dưng
mà có một ‘Bản Diệu Ca’ nhưng đã phải từng xẩy ra một
cuộc gặp gỡ, một tỉnh ngộ… một chấn động ‘tình’ như ‘hơi thở chạm tơ
vàng… thấm nhuần ơn trìu mến’ (Hàn Mạc Tử).
Đã có một cuộc đời
lênh đênh, năm đời chồng mà chưa tìm được bến đậu… hôm ấy, một người
dẫu ‘mỏi mệt vì đàng sá… ngồi phệt xuống bên giếng’ (Ga 4: 6) chờ
chị, giữa buổi trưa nắng nôi, ngỏ lời, nếu chị biết ơn Thiên Chúa và ai là người
đang nói với chị (x. Ga 4: 10)… Và… chị bỏ cả vò nước hớn hở chạy tới chạy lui…
(x. Ga 4: 29). Ta chứng kiến ‘Bản Diệu Ca’ vang động rộn
rã trong lòng chị…
Đã có một mạng người,
tiêu biểu cho ‘vạn vạn cuộc đời’, rơi vào tình huống ‘ngàn cân treo sợi tóc’. Một
đám đông hung hăng, đá trong tay, muốn giết hạng phụ nữ trắc nết ‘ngoại tình
này bị bắt tại trận’ (Ga 4: 4)… mà nạn nhân đã nghe tận tai lời sắc
bén như gươm, giải cứu: ‘Trong các ông, ai vô tội thì hãy ném đá
trước hết người này đi’ (Ga 8: 7)… Kẻ toan giết người tỉnh ngộ thoát khỏi gây tội
ác còn nạn nhân được trở về nhà ôm giữ trong lòng lời ôn tồn căn dặn ‘từ nay đừng
phạm tội nữa’ (Ga 8: 11)… Phần đời sống sót của chị sẽ chẳng là
‘Khúc Diệu Ca’ sao…?
Đã có những cuộc đời
‘ở không’, ‘vô công rỗi nghề’… từng phút giây trôi qua vô nghĩa, phi lý đến ‘buồn
nôn’… nhưng có người tuyển dụng vào làm vườn nho của
ông, dẫu đã giờ thứ mười một… mà cuối ngày vẫn nhận công cán như người vào làm
đầu ngày… ‘Hôm nay, anh sẽ ở trên thiên đàng làm một với Ta’
(Lc 23: 43)… Được trân trọng và được phước ân đến thế… chẳng lẽ lòng người lại
không cất lên ‘Bản Diệu Ca’…
Đức Chúa quảng đại đặt
sẵn nhịp cầu: ‘Ta đã nhắc các ngươi lên những cánh phượng hoàng mà
đem các ngươi đến với Ta’ (Xh 19: 4)…
Ai mà lại chẳng có nỗi niềm, khi thuận buồm khi trái gió… Và còn chờ
đây, có hay không ‘Bản Diệu Ca’ của cõi
lòng tôi… chẳng lẽ tôi không nhận biết ơn Thiên Chúa và không nghe ra tâm tư Đấng
không ngừng ngỏ lời với tôi, lời nguyện cầu cùng Chúa Cha… ‘Con đã tỏ cho
chúng biết Danh Cha và sẽ còn tỏ cho biết nữa…?’ (Ga 17: 26).
Cậy vào sự chuyển cầu
của Đức Trinh Mẫu Vô Nhiễm diễm phúc, Thánh Cả Giuse, xin Thiên Chúa ân cần nhắc
nhủ mãi, giúp chúng ta để lòng xây đắp cho vững nền tảng hoạt động mục vụ: Nguyện
cầu… Bản Diệu Ca, riêng, rất riêng giữa tôi với Người.
+ Gioan Đỗ Văn Ngân
Giám mục Giáo phận Xuân Lộc
Nguồn:
giaophanxuanloc.net(07.12.2021)