TĨNH TÂM MÙA VỌNG 2021 – HẬU COVID
Chủ đề: “CHỖI DẬY”
Hướng dẫn: Lm. Giuse Cao Gia An, SJ
Thực hiện: Vatican News Tiếng Việt
Thời gian: 09-16/12/2021

Video gợi ý sẽ được đăng lúc 6am mỗi ngày (giờ VN) tại YoutubeFacebook của Vatican News Tiếng Việt.
Link video sẽ được cập nhật theo chủ đề từng ngày tại chương trình dưới đây.

#

Đề tài

Ngày phát

01

 Dẫn nhập đề tài
 Giới thiệu các bước cầu nguyện

Thứ Năm 09/12/2021

02

 Chỗi dậy, lên đường

Thứ Sáu 10/12/2021

03

 Mùa trở về

Thứ Bảy 11/12/2021

04

 Sợ & đừng sợ

Chúa Nhật 12/12/2021

05

 Chỗi dậy, thắp lên một ngọn nến

Thứ Hai 13/12/2021

06

 Chỗi dậy, làm lại cuộc đời

Thứ Ba 14/12/2021

07

 Chỗi dậy từ tình người

Thứ Tư 15/12/2021

08

 Mùa cứu rỗi

Thứ Năm 16/12/2021

Đề tài 1: Dẫn nhập đề tài & Giới thiệu các bước cầu nguyện

{“@context”: “http://schema.org”,”@type”: “VideoObject”,”@id”: “https://youtu.be/j_Td9Nlwv4g”,”name”: “Video”,”embedUrl”: “https://www.youtube.com/embed/j_Td9Nlwv4g”,”description”: “Video”,”uploadDate” : “2021-12-07T13:34:28.684+01:00″,”thumbnailUrl” : “https://www.vaticannews.va/content/dam-archive/vaticannews/multimedia/2021/12/07/TTMV-2022.png”}

Đề tài 2: Chỗi dậy, lên đường

{“@context”: “http://schema.org”,”@type”: “VideoObject”,”@id”: “https://youtu.be/AqGRrjnNEKk”,”name”: “Video”,”embedUrl”: “https://www.youtube.com/embed/AqGRrjnNEKk”,”description”: “Video”,”uploadDate” : “2021-12-07T13:34:28.684+01:00″,”thumbnailUrl” : “https://www.vaticannews.va/content/dam-archive/vaticannews/multimedia/2021/12/07/TTMV-2022.png”}

ƠN XIN – NGÀY 2

Xin Chúa dạy con biết trân quý ơn gọi của một người được gọi làm con Chúa.

Xin giúp con luôn biết chỗi dậy để lên đường theo ý Chúa, để con có thể sống một cuộc đời hạnh phúc, một cuộc đời đáng sống, một cuộc đời đẹp lòng Chúa.

CÂU HỎI

Điểm I:

1.      Nhìn vào điểm khởi đầu trong hành trình đức tin của tổ phụ Áp-ra-ham, tôi có thấy chút nào bóng dáng đức tin của mình trong giai đoạn này không? Nhìn vào cách Áp-ra-ham đáp lời Chúa, […] tôi học được gì cho chính hành trình sống ơn gọi Kitô hữu của tôi?

2.      Tôi có tin rằng trong đời sống Đạo, mỗi người đều là một Áp-ra-ham, đều có một vị trí đặc biệt trong trái tim của Thiên Chúa? […] Tôi có dám cộng tác với Chúa bằng việc chỗi dậy và lên đường, để cho kế hoạch và những ước mơ mà Thiên Chúa dành cho tôi được thành hiện thực không?

3.      Là một người tin và bước theo Chúa, tôi có dám tin rằng chân trời sống của tôi không phải là những gì bỏ lại phía sau, nhưng luôn còn phía trước? Trên hành trình của mình, tôi có dám làm một người “quên đi chặng đường đã qua để lao mình về phía trước” (x. Pl 3,13), để thoát ra khỏi vùng an toàn của mình, và sống trọn vẹn hơn nữa cuộc đời của mình không?

Điểm II

1.           Câu chuyện Chúa thử thách Áp-ra-ham có thể chính là câu chuyện mà rất nhiều người trong chúng ta đã và đang sống, nhất là trong giai đoạn Covid. Tôi có tìm thấy một sự đồng cảm nào đó với Áp-ra-ham, một người được Chúa tôi luyện? Tôi có tin vào giá trị của sự thử thách trong hành trình đức tin không?

2.          Tôi học được gì từ sự kiên cường và sức bật trong đức tin của tổ phụ Áp-ra-ham? Ngang qua câu chuyện thử thách của Áp-ra-ham, và câu chuyện về những thử thách mà Chúa đã gởi đến trong đời tôi, tôi muốn tâm sự điều gì với Chúa?

Điểm III

1.      Tôi đang ở đâu trong hành trình cuộc đời mình? Những chặng đường đời mà tôi đã đi qua là dài hay ngắn? […] Như Áp-ra-ham, tôi có sống được niềm xác tín rằng chính Chúa là Người đã gọi, đã đưa dẫn tôi đi ngang qua tất cả những thăng trầm sóng gió của bao chặng đường đời không? Khi nhìn lại những dấu chân mình đã đi qua, tôi cảm nghiệm thế nào về bàn tay quan phòng yêu thương của Thiên Chúa trên đời tôi?

2.      Con đường phía trước của tôi còn ngắn hay dài? Con đường đó sẽ ra sao? Tương lai cuộc đời của tôi sẽ như thế nào? Tôi có niềm tin vào tương lai của mình không? […] Tôi có dám tiếp tục xác tín rằng chính Người sẽ tiếp tục đưa tôi về phía trước, sẽ tiếp tục là Thiên Chúa của tôi không?

3.      Tôi học được điều gì từ mẫu gương chỗi dậy và lên đường của Áp-ra-ham?

Ngày 3: Mùa trở về

{“@context”: “http://schema.org”,”@type”: “VideoObject”,”@id”: “https://youtu.be/AhrYuGs4HlM”,”name”: “Video”,”embedUrl”: “https://www.youtube.com/embed/AhrYuGs4HlM”,”description”: “Video”,”uploadDate” : “2021-12-07T13:34:28.684+01:00″,”thumbnailUrl” : “https://www.vaticannews.va/content/dam-archive/vaticannews/multimedia/2021/12/07/TTMV-2022.png”}

ƠN XIN – NGÀY 3

Xin Chúa cho con dám đối diện và biết suy niệm sâu xa hơn về biến cố Adventus của cuộc đời mình. Xin đời con như một Mùa Vọng thật đẹp. 

Xin cho con biết trân quý và sống tốt những ngày mình còn được sống, để không phải hối hận hay tiếc nuối gì khi mọi chuyện đã qua đi. 

Xin cho con biết kín múc từ niềm tin của mình nguồn sức mạnh và sự bình an khi phải suy nghĩ về cái chết.

CÂU HỎI (cuối bài)

1. Cơn đại dịch đã dai dẳng trong suốt một quãng thời gian dài, mang đến cho cả thế giới nhiều khủng hoảng và lo sợ, nhất là lo sợ khi phải đối diện với cái chết. Tôi đã đi qua những khủng hoảng ấy như thế nào? Những lo sợ và hoang mang mà tôi sống có khác gì so với những lo sợ và hoang mang của những người không có đức tin không?

2. Có lẽ chúng ta đều đã rất quen với câu nói thời danh của vị Hoàng Đế Roma là Marcus Aurelius: “Hãy sống như thể hôm nay là ngày cuối cùng trong cuộc đời của bạn”. Nếu hôm nay là ngày cuối cùng trong cuộc đời tôi, tôi sẽ làm gì? Tôi sẽ làm gì để hành trình cuộc đời của mình có một kết thúc gọn gàng viên mãn, và để tôi thật sự có thể thanh thản ra đi, trở về với Chúa của tôi?

3. Mùa Vọng, Chúa nhắc tôi về cùng đích của cuộc đời mình, về việc chắc chắn tôi sẽ phải trở về cùng Chúa của tôi. Tôi đã chuẩn bị mình như thế nào trong giây phút này, để có thể thưởng nếm niềm hạnh phúc ngọt ngào của giây phút sẽ đến? Tôi đã sẵn sàng như thế nào để sống giây phút của gặp gỡ và xum họp, của hội ngộ và yêu thương?

Ngày 4: Sợ & đừng sợ

{“@context”: “http://schema.org”,”@type”: “VideoObject”,”@id”: “https://youtu.be/8pxZPZ2KyCA”,”name”: “Video”,”embedUrl”: “https://www.youtube.com/embed/8pxZPZ2KyCA”,”description”: “Video”,”uploadDate” : “2021-12-07T13:34:28.684+01:00″,”thumbnailUrl” : “https://www.vaticannews.va/content/dam-archive/vaticannews/multimedia/2021/12/07/TTMV-2022.png”}

ƠN XIN – NGÀY 4:

Xin cho con biết sợ và biết lo. Biết lo đúng cách, biết sợ đúng chỗ. Xin cho con được ơn khôn ngoan để biết tỉnh thức và sẵn sàng, biết lo, biết sợ, để sống tốt và sống trọn vẹn cuộc đời mà Chúa đã bạn cho con.

Ngày 5 – Chỗi dậy, thắp lên một ngọn nến

{“@context”: “http://schema.org”,”@type”: “VideoObject”,”@id”: “https://youtu.be/NJLDitUnE30″,”name”: “Video”,”embedUrl”: “https://www.youtube.com/embed/NJLDitUnE30″,”description”: “Video”,”uploadDate” : “2021-12-07T13:34:28.684+01:00″,”thumbnailUrl” : “https://www.vaticannews.va/content/dam-archive/vaticannews/multimedia/2021/12/07/TTMV-2022.png”}

ƠN XIN – NGÀY 5

Xin Chúa dạy con khám phá và sống chiều kích ngôn sứ trong ơn gọi của một người Kitô hữu.

Trong hoàn cảnh đại dịch vẫn còn khó khăn, xin dạy con trở thành ngôn sứ của Chúa, một người biết chỗi dậy từ nỗi đau riêng của mình, để thắp lên một ngọn nến có thể xoa dịu nỗi đau của anh em đồng loại.

CÂU HỎI (ở cuối bài/ dưới đây là text của những câu hỏi đã được lược ngắn lại, bỏ phần dẫn nhập đầu câu hỏi)

1.      Từ khi đại dịch nổ ra cho đến giờ, tôi đã sống thế nào ơn gọi ngôn sứ của mình? Giữa rất nhiều cảnh nhốn nháo trong trật tự xã hội, hỗn mang và xao xuyến trong lòng người, tôi thấy đức tin Kitô giáo đã giúp được gì cho tôi? 

2.      Tôi có thấy giá trị cao quý của việc trở nên một người thắp lên một ngọn nến, gieo hy vọng, mang lại bình an, cho những người chung quanh mình? Tôi làm thế nào để có thể giúp những người khác, nhất là những người thân yêu nhất của tôi, chỗi dậy sau biến cố Covid này?

3.      Theo tôi, đâu là những điều cần được thanh tẩy nơi lòng trí và đức tin của tôi, của những người thân yêu và gần gũi nhất của tôi, của cả nhân loại của tôi?

4.     Trong Mùa Vọng năm nay, liệu tôi có thể sống linh đạo của ngọn nến ngôn sứ đầy ý nghĩa và giá trị như thế không?

Đề tài 6: Chỗi dậy, làm lại cuộc đời

{“@context”: “http://schema.org”,”@type”: “VideoObject”,”@id”: “https://youtu.be/IzXyRttAKks”,”name”: “Video”,”embedUrl”: “https://www.youtube.com/embed/IzXyRttAKks”,”description”: “Video”,”uploadDate” : “2021-12-07T13:34:28.684+01:00″,”thumbnailUrl” : “https://www.vaticannews.va/content/dam-archive/vaticannews/multimedia/2021/12/07/TTMV-2022.png”}

ƠN XIN – ĐỀ TÀI 6

Xin cho con biết chấp nhận thất bại trong những kế hoạch của mình, để Chúa có thể thành công trong những kế hoạch mà Chúa dành cho con.

Xin cho con biết chỗi dậy từ nơi mình đã quỵ ngã và thất bại. Xin cho con biết làm lại cuộc đời mới từ trên đống tro tàn những thất bại của đời con.

CÂU HỎI (cuối bài)

1.      Chúng ta có dám tin rằng, bằng cặp mắt đức tin, cơn đại dịch Covid có thể được nhìn như một luồng ánh sáng từ trời chiếu xuống bao phủ cả nhân loại, đang bao phủ cả cuộc đời tôi? Nếu nhìn đó như một luồng ánh sáng, tôi đang sống thế nào giây phút được bao phủ này? Tôi cần phải làm gì để nguồn ánh sáng ấy thật sự có thể biến đổi cuộc đời tôi?

Tôi học được gì từ sự chỗi dậy của chàng trai Sao-lô? Tôi có dám tin rằng, sau bóng tối của những khủng hoảng này, tôi vẫn còn có một tương lai đáng sống, tôi sẽ còn có một tương lai đáng sống, một cuộc đời rất đáng sống?

Đề tài 7: Chỗi dậy từ tình người

{“@context”: “http://schema.org”,”@type”: “VideoObject”,”@id”: “https://youtu.be/HZqUc6maj5g”,”name”: “Video”,”embedUrl”: “https://www.youtube.com/embed/HZqUc6maj5g”,”description”: “Video”,”uploadDate” : “2021-12-07T13:34:28.684+01:00″,”thumbnailUrl” : “https://www.vaticannews.va/content/dam-archive/vaticannews/multimedia/2021/12/07/TTMV-2022.png”}

ƠN XIN – NGÀY 7

Xin cho con cảm nghiệm được tình Chúa ngang qua tình người. Xin cho con nhận ra bàn tay quan phòng của Chúa ngang qua bàn tay của bao người tốt bụng quanh con, nhất là trong những hoàn cảnh khó khăn thử thách.

Xin dạy con cũng biết trở nên như bàn tay của Chúa, để xoa dịu những đau thương và mất mát của con người ngày nay.

CÂU HỎI

Điểm 1

1.      Trong kinh nghiệm cuộc đời mình, tôi đã bao giờ tôi phải trải qua tình trạng bại liệt: không tự chủ về cuộc đời mình, không tự đứng được trên đôi chân của mình, có biết bao nhiều điều tôi muốn, nhưng không thể nào làm được? Đã bao giờ tôi kinh nghiệm sự bất lực trong phận người, trong những tình huống tôi phải hoàn toàn cậy dựa vào người khác?

2.      Trong thời gian khó khăn của bệnh dịch, có điều gì đó trở nên bại liệt trong tôi không? Có điều gì đó nơi tôi lịm tắt hay vụn vỡ sau những khủng hoảng với cơn đại dịch không? Có nguy cơ tôi thấy mình “bại liệt” trong tương quan giữa tôi với Chúa? Bại liệt trong đời sống đức tin? Bại liệt trong nhiều tương quan khác, với nhiều người khác?

Điểm 2

1.      Trong đời sống đức tin của mình, có khi nào tôi thấy mình được Chúa ban ơn, nhưng không phải do mình đâu, mà là nhờ lời cầu nguyện của rất nhiều người khác? Trong biến cố đại dịch này, tôi có kinh nghiệm gì về sự hiện diện của những người ta tốt bụng chung quanh tôi? Qua họ, tôi học được gì về sự quan phòng của Chúa?

2.      Nếu chung quanh tôi vẫn còn nhiều người “bại liệt” và chưa được cứu, tôi có chắc là mình không có trách nhiệm gì không? Có khi nào, vì tôi thiếu một chút quan tâm, thiếu một chút liên đới trách nhiệm, thiếu một chút mạo hiểm về phía mình… cho nên chung quanh tôi, vẫn còn những người phải chịu ở lại trong cảnh ‘bại liệt’ của họ?

Đề tài 8: Mùa cứu rỗi

{“@context”: “http://schema.org”,”@type”: “VideoObject”,”@id”: “https://youtu.be/uCGkwcf3Izg”,”name”: “Video”,”embedUrl”: “https://www.youtube.com/embed/uCGkwcf3Izg”,”description”: “Video”,”uploadDate” : “2021-12-07T13:34:28.684+01:00″,”thumbnailUrl” : “https://www.vaticannews.va/content/dam-archive/vaticannews/multimedia/2021/12/07/TTMV-2022.png”}

ƠN XIN – NGÀY 8

Xin cho con đừng ở lì trong những bóng tối của cuộc đời con: bóng tối của sầu buồn, cô đơn, thất vọng; bóng tối của nghi nan, lo sợ, mất niềm tin.

Xin nâng con chỗi dậy bằng sức mạnh của Chúa, để con biết đón mừng ơn cứu độ đến trong cuộc đời con.

Xin cho con bước đi theo Chúa bằng một nguồn sức sống luôn tươi trẻ, luôn mới mẻ, luôn nhiệt thành và hăng hái, để con thấy cuộc đời mình luôn đáng yêu và đáng sống.

CÂU HỎI

Điểm 1 (không có)

Điểm 2 (gần cuối)

1.      Bức tranh vẽ ra nhiều gương mặt, nhiều thái độ, nhiều tư thế khác nhau của con người khi đứng trước lời mời gọi chỗi dậy của Thiên Chúa. Tôi gặp mình nơi nhân vật nào? Tôi thấy thái độ của mình lúc này giống người nào trong bức tranh?

2.      Tôi có tin rằng lời mời gọi mà Chúa Giêsu dành cho Mát-thêu ngày xưa cũng chính là lời mời gọi mà Chúa Giêsu dành cho tôi ngày hôm nay không? […] Hãy nhìn cặp mắt của Mát-thêu, hãy nhìn vào đôi bàn tay của Mát-thêu, tôi tự hỏi mình: liệu tôi có dám cộng tác với Chúa trong công trình sáng tạo hay tái tạo lại chính cuộc đời tôi không?

Nguồn: vaticannews.va