Nhân chuyến tông du của Đức Thánh Cha Phanxicô đến Papua New Guinea vào tháng 9 tới, với sự cộng tác của Dòng Thánh Tâm (MSC), Vatican News đưa ra cái nhìn về công cuộc loan báo Tin Mừng giữa các bộ lạc Papua, sự ra đời của Giáo hội Công giáo trên đảo và những hoa trái được sinh ra từ sự hội nhập văn hóa của Tin Mừng tại quốc gia này.

Vatican News

Đức Giáo Hoàng Leo XIII đề nghị cha Julius Chevalier thiết lập một Giáo hội địa phương ở Papua New Guinea

Papua New Guinea

Papua New Guinea

Papua New Guinea

{“@context”: “http://schema.org”,”@type”: “ImageObject”,”contentUrl”: “https://www.vaticannews.va/content/dam/vaticannews/multimedia/2024/giugno/25/1-086_edited-1.jpg/_jcr_content/renditions/cq5dam.thumbnail.cropped.750.422.jpeg”,”creditText”: “Vatican News”,”height”: “750”,”width”: “422”}

Năm 1881, Đức Giáo Hoàng Leo XIII đề nghị với cha Jules Chevalier, vị sáng lập Dòng Thừa sai Thánh Tâm (MSC), gửi một số thành viên của dòng đến những vùng đất xa xôi Melanesia và Micronesia. Vào năm 1882, sau 13 tháng chuẩn bị, các nhà truyền giáo đầu tiên Tây Ban Nha, do cha André Navarre dẫn đầu, đã đặt chân lên đảo Matupit, New Britain. Do điều kiện khắc nghiệt và khó khăn các nhà thừa sai không thể thành lập cộng đoàn.

Nỗ lực thứ hai được thực hiện vào năm 1885, ba linh mục: cha Verius, cha Gasbarra và cha Marconi đến đảo Yule và vào ngày 04/7, và đã dâng Thánh lễ đầu tiên trên vùng đất này. Sau nhiều cố gắng, các linh mục thành lập một số điểm truyền giáo ở bờ biển phía nam, giữa các bộ lạc Roro và Mekeo. Công cuộc loan báo Tin Mừng được bắt đầu ở một nơi mà trước đây dân chúng chưa từng nghe biết Chúa Kitô.

Vào thời điểm đó, các cuộc đụng độ giữa các bộ lạc trên đảo diễn ra liên tục và ăn thịt đồng loại là một tục lệ phổ biến. Vì thế đối với các nhà truyền giáo, tạo ra một môi trường hòa bình là điều cần thiết. Ý tưởng khéo léo của những người truyền giáo là đặt các điểm sứ vụ giữa các thị trấn, để có thể đóng vai trò trung gian.

Papua New Guinea

Papua New Guinea

Papua New Guinea

{“@context”: “http://schema.org”,”@type”: “ImageObject”,”contentUrl”: “https://www.vaticannews.va/content/dam/vaticannews/multimedia/2024/giugno/25/4-165_edited-1-72dpi-2x.jpg/_jcr_content/renditions/cq5dam.thumbnail.cropped.750.422.jpeg”,”creditText”: “Vatican News”,”height”: “750”,”width”: “422”}

Hội nhập văn hóa của Tin Mừng

Ở Papua New Guinea, có hơn 600 bộ lạc và 800 ngôn ngữ khác nhau, chiếm gần 12% tổng số ngôn ngữ trên hành tinh. Các truyền thống rõ ràng mang tính bộ lạc, với niềm tin dựa trên mê tín, phép phù thủy có mặt khắp nơi và ảnh hưởng mạnh mẽ đối với cuộc sống hàng ngày. Với bức tranh toàn cảnh này, công cuộc loan báo Tin Mừng tập trung vào việc tạo ra một Giáo hội địa phương hòa nhập với xã hội, thích nghi và giới thiệu các nguyên tắc Kitô giáo với thế giới quan của người Melanesia, đồng thời từng bước xây dựng các nhà thờ và trung tâm cộng đoàn, trở thành trụ cột cho đời sống xã hội và tinh thần của cộng đoàn. Một ví dụ về việc chuyển sang Kitô giáo này là linh mục bản địa đầu tiên và được tấn phong Giám mục vào năm 1970, Đức cha Louis Vangeke, xuất thân từ một gia đình phù thủy. Thực tế cho thấy các nhà thừa sai có thể cộng tác với các nhà lãnh đạo địa phương, có nghĩa là sáng kiến của các nhà truyền giáo được chấp nhận về mặt văn hóa, vì các vị hoạt động với sự tôn trọng truyền thống và giá trị của cộng đồng, đồng thời cố gắng học ngôn ngữ và phong tục của họ. Cha Xavier Vergés, Dòng Thừa sai Thánh Tâm, đã dịch tất cả các bản văn phụng vụ sang ngôn ngữ Mekeo.

Papua New Guinea

Papua New Guinea

Papua New Guinea

{“@context”: “http://schema.org”,”@type”: “ImageObject”,”contentUrl”: “https://www.vaticannews.va/content/dam/vaticannews/multimedia/2024/giugno/25/capilla-en-el-lugar-de-la-primera-misa.jpg/_jcr_content/renditions/cq5dam.thumbnail.cropped.750.422.jpeg”,”creditText”: “Vatican News”,”height”: “750”,”width”: “422”}

Những ơn gọi bản xứ đầu tiên

Với thời gian, những ơn gọi bản xứ đầu tiên đã xuất hiện. Các linh mục, nữ tu, giám mục, và cả hồng y đều là người bản xứ Papua New Guinea và sự tham gia của giáo dân là rất đáng kể. Đó là sự hội nhập và công nhận các nhà truyền giáo bởi người Papua. Điều nổi bật nữa là vị chân phước bản địa đầu tiên, Peter ToRot, chân phước Tử đạo Dòng Thừa sai Thánh Tâm, là họ hàng của Giám mục đương nhiệm của Bereina, Đức cha Rochus Tatamai.

Nhờ tầm nhìn xa của Đức Giáo Hoàng Leo XIII, Papua New Guinea ngày nay có Giáo hội địa phương của riêng mình.

Papua New Guinea

Papua New Guinea

Papua New Guinea

{“@context”: “http://schema.org”,”@type”: “ImageObject”,”contentUrl”: “https://www.vaticannews.va/content/dam/vaticannews/multimedia/2024/luglio/25/2-079_edited-1.jpg/_jcr_content/renditions/cq5dam.thumbnail.cropped.750.422.jpeg”,”creditText”: “Vatican News”,”height”: “750”,”width”: “422”}

Truyền giáo trở thành một mô hình xã hội: nhà thờ, trạm y tế và trường học

Từng bước, Giáo hội địa phương phát triển với việc thành lập các trạm y tế và xây dựng trường học, tạo nên cơ cấu xã hội, và tiếp tục cho đến ngày nay.

Khi các nhà truyền giáo Dòng Thánh Tâm đến Papua New Guinea vào cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20, xã hội Papua khác xa ngày nay. Cư dân thời đó sống thành từng bộ lạc, khoảng 600 người, nhiều nhà nằm rải rác khắp lãnh thổ, để tránh các cuộc tấn công ồ ạt. Các nhà truyền giáo đã thiết lập địa điểm truyền giáo, một nhà thờ nhỏ, giữa những khu dân cư này, nơi bắt đầu trở thành địa điểm tham chiếu cho người bản xứ.

Papua New Guinea

Papua New Guinea

Papua New Guinea

{“@context”: “http://schema.org”,”@type”: “ImageObject”,”contentUrl”: “https://www.vaticannews.va/content/dam/vaticannews/multimedia/2024/luglio/25/2-084_edited-1.jpg/_jcr_content/renditions/cq5dam.thumbnail.cropped.750.422.jpeg”,”creditText”: “Vatican News”,”height”: “750”,”width”: “422”}

Y tế là chìa khóa cho sự phát triển của Papua

Dần dần, công việc truyền giáo ngày càng phát triển và các nhà truyền giáo nhận ra rằng bước tiếp theo là giúp người dân về hệ thống y tế. Lúc đó, các thầy phù thủy có uy quyền lớn và người dân phó thác sức khoẻ của họ cho những người này. Sự xuất hiện của các nữ tu truyền giáo có kiến thức về y học là chìa khóa cho sự phát triển của thị trấn. Những nữ tu đầu tiên thuộc dòng Đức Mẹ Thánh Tâm, đến vào tháng 8 năm 1887. Cha Navarre, Giám mục mới được bổ nhiệm, đã nói với các nữ tu: “Giờ của các chị đã đến, sứ vụ cần các chị và đang chờ đợi các chị”. Các nữ tu gồm sơ Ligoria, Clara, Marta và Magdalena, những người được người dân bản địa gọi là “Iviao-love – các thánh nữ”.

Papua New Guinea

Papua New Guinea

Papua New Guinea

{“@context”: “http://schema.org”,”@type”: “ImageObject”,”contentUrl”: “https://www.vaticannews.va/content/dam/vaticannews/multimedia/2024/luglio/25/Estudiantes-de-la-escula-de-enfermeras-mediados-XX.jpg/_jcr_content/renditions/cq5dam.thumbnail.cropped.750.422.jpeg”,”creditText”: “Vatican News”,”height”: “750”,”width”: “422”}

Trung tâm y tế và đào tạo y tá

Vì vậy, việc xây dựng trạm xá bên cạnh nhà thờ bắt đầu, và thực sự trở thành trung tâm y tế, nơi người dân được chăm sóc sức khoẻ. Ngày nay, ở Veifa’a, một trạm sơ cứu nhỏ được đặt theo tên của cha José Díaz. Vào thời điểm đó, sự giúp đỡ từ châu Âu là rất cần thiết, thuốc men chưa được biết đến ở những vùng đất này và cách duy nhất để có được là nhờ vào lòng quảng đại của người châu Âu.

Hạt giống của xã hội mới bắt đầu nảy mầm. Những chàng trai và cô gái lớn lên và mẫu gương của các tu sĩ bắt đầu được dân chúng chú ý, vì vậy họ bắt đầu quan tâm đến việc học những gì các tu sĩ làm. Một chìa khóa khác cho sự phát triển của Papua New Guinea là việc thành lập các trung tâm đào tạo y tá địa phương. Vì vậy, cần phải thành lập các trường học để đào tạo, nhằm mục đích trong tương lai các em sẽ làm chủ được cuộc sống của chính mình.

Papua New Guinea

Papua New Guinea

Papua New Guinea

{“@context”: “http://schema.org”,”@type”: “ImageObject”,”contentUrl”: “https://www.vaticannews.va/content/dam/vaticannews/multimedia/2024/luglio/25/P-Xavier-Verges-a-su-derecha-Hna-Elizabeth-lnapi.jpg/_jcr_content/renditions/cq5dam.thumbnail.cropped.750.422.jpeg”,”creditText”: “Vatican News”,”height”: “750”,”width”: “422”}

Chứng tá của các nữ tu bản xứ

Sơ Mona hiện là giám đốc Trung tâm Y tế Inauaia, được xây dựng bởi cha Xavier Vergés, thừa sai Dòng Thánh Tâm, đã ở Papua New Guinea gần 40 năm. Khi còn là một thiếu nữ, Mona tiếp xúc với các hoạt động truyền giáo, học tập và cảm nhận được tiếng gọi giúp đỡ người dân của mình. Một điều tương tự đã xảy ra với nữ tu người Papua, Elizabeth lnapi, thuộc Dòng Đức Mẹ Thánh Tâm. Trong một lá thư gửi cho cha Paco Blanco, Bề trên Giám tỉnh Tây Ban Nha, sơ Elizabeth nói: “Con nợ ơn gọi của con với cha Vergés. Con gặp ngài khi mới 4 tuổi, chính mẫu gương của ngài đã thu hút con đến với đời sống tu trì”. Nữ tu cho biết chính cha Vergés đã xây dựng cơ sở truyền giáo, nhà thờ, trường học, tu viện của các nữ tu và bệnh viện.

Papua New Guinea

Papua New Guinea

Papua New Guinea

{“@context”: “http://schema.org”,”@type”: “ImageObject”,”contentUrl”: “https://www.vaticannews.va/content/dam/vaticannews/multimedia/2024/luglio/25/9-093_edited-1.jpg/_jcr_content/renditions/cq5dam.thumbnail.cropped.750.422.jpeg”,”creditText”: “Vatican News”,”height”: “750”,”width”: “422”}

Giáo dục, một chìa khóa khác cho sự phát triển

Nhà thờ và trạm y tế hiện được nối liền với trường học, cùng với những căn nhà gỗ được xây dựng bằng vật liệu từ rừng, xếp thành hai dãy, tạo nên cấu trúc của các thị trấn mới. Ngày nay, cơ cấu xã hội này vẫn được gọi là điểm truyền giáo gồm nhà thờ, trung tâm y tế và trường học. Không có chính quyền địa phương theo kiểu hội đồng thị trấn, tổ chức của thực tế này tiếp tục dựa trên các thị tộc bộ lạc. Cộng đoàn giáo xứ là thực thể duy nhất cho phép các hoạt động chung dưới mọi hình thức, dù mang tính chất tôn giáo hay dân sự. Thậm chí, chính các linh mục quản xứ cũng là người đứng ra hòa giải trong những trường hợp xung đột giữa các dòng tộc, vốn vẫn thường xuyên xảy ra. Chính người dân nói rằng, nhiều lần, nhờ các nhà truyền giáo, bạo lực giữa các bộ tộc trên thực tế đã biến mất.

Papua New Guinea

Papua New Guinea

Papua New Guinea

{“@context”: “http://schema.org”,”@type”: “ImageObject”,”contentUrl”: “https://www.vaticannews.va/content/dam/vaticannews/multimedia/2024/luglio/25/8-039_edited-1.jpg/_jcr_content/renditions/cq5dam.thumbnail.cropped.750.422.jpeg”,”creditText”: “Vatican News”,”height”: “750”,”width”: “422”}

Củng cố cội nguồn và thúc đẩy phẩm giá

Hiện tại, việc đào tạo này vẫn còn cần thiết, đặc biệt là ở những ngôi làng xa xôi nhất, vì vậy, như sơ Anna Pigozzo, Bề trên Truyền giáo Cộng đoàn Biến hình, ở Bereina nói, người dân hiểu rằng họ cần sự chăm sóc và thuốc men chứ không phải phù thủy và ma thuật. Và sự phát triển các kỹ năng lý luận và tư duy trừu tượng đang giúp họ có quyền tự chủ cao hơn. Hơn nữa, họ được dạy từ nền văn hóa của chính mình. Chính các nhà truyền giáo, từ nửa đầu thế kỷ 20, đã tạo ra ngữ pháp, giúp họ học ngôn ngữ của mình để không đánh mất cội nguồn. Điều này nhằm đảm bảo rằng ngày nay mọi thứ đều thấm nhuần phong tục tổ tiên. Những phong tục này cũng được đưa vào Thánh lễ và các cử hành tôn giáo, đó là kết quả của sự hội nhập văn hóa và được nuôi dưỡng bởi công cuộc truyền giáo. Nỗ lực mang sứ điệp của Chúa Kitô đến khắp mọi nơi, như các nhà Truyền giáo Thánh Tâm nói, có mục tiêu là sự phát triển của dân chúng, những người sống có phẩm giá của Tin Mừng.

Cảm ơn bạn đã đọc bài viết này. Nếu bạn muốn nhận các bản tin qua email, vui lòng đăng ký newsletter bằng cách nhấp vào đây.

Nguồn: vaticannews.va