Thay mặt cho Đức Thánh Cha Phanxicô, Đức
Hồng y Quốc vụ khanh Toà Thánh Pietro Parolin đã gửi một sứ điệp tới “Đại hội
Tình bạn giữa các Dân tộc ở Rimini” năm 2021.
Đức Thánh Cha cũng bày tỏ sự vui mừng
khi cuộc họp một lần nữa được tổ chức trực tiếp sau thời gian gián đoạn trực
tuyến liên quan đến Covid vào năm ngoái.
Can đảm để nói ‘Tôi’
Sứ điệp của Đức Thánh Cha tập trung vào
chủ đề của cuộc họp lần thứ 42: “Sự can đảm để nói ‘Tôi’”, một câu nói của nhà
triết học Đan Mạch Søren Kierkegaard. Ngài nói rằng câu nói này rất hữu ích khi
thế giới đang tìm cách “bắt đầu lại cách đúng đắn để không lãng phí cơ hội do
cuộc khủng hoảng do đại dịch gây ra”.
Can đảm “bắt đầu lại”
“Bắt đầu lại”, theo Đức Thánh Cha, đòi mọi
người phải có can đảm chấp nhận rủi ro, và ngài gọi đó là một hành động tự do.
“Trong khi áp đặt khoảng cách vật lý, đại dịch đã đặt con người trở lại trung
tâm — cái ‘tôi’ của mỗi người — trong nhiều trường hợp, khơi dậy những câu hỏi
cơ bản về ý nghĩa của sự sống và sự hữu ích của cuộc sống, vốn bị bỏ qua hoặc bị
đè nén quá lâu”.
Trách nhiệm cá nhân
Đức Thánh Cha nói rằng đại dịch đã nhắc
nhở mọi người về sự cần thiết của trách nhiệm cá nhân mà nhiều người đã làm chứng
trong các tình huống khác nhau. “Đối mặt với bệnh tật và đau đớn, trước sự xuất
hiện của nhu cầu, nhiều người đã không quay đi mà còn nói: “Này Tôi đây”. Ngài
nói thêm rằng con người là trung tâm của xã hội, và nếu không có con người, xã
hội chỉ là một tập hợp ngẫu nhiên của các sinh vật. Kết quả cuối cùng của tình
huống này sẽ là một xã hội chỉ dựa trên sự quy kỷ và lòng tham.
Trong bối cảnh của đại dịch, Đức Thánh
Cha nói rằng, tất cả mọi người phải tự nhận trách nhiệm của mình để phục vụ người
khác, đặc biệt là các cơ quan công quyền. “Điều chúng ta cần hơn hết là một người
có can đảm nói ‘Tôi’ với tất cả trách nhiệm chứ không phải với chủ nghĩa vị kỷ,
giao tiếp bằng cuộc sống của chính họ, điều có thể bắt đầu mỗi ngày với một hy
vọng đáng tin cậy”.
Quyền năng của Chúa Thánh Thần
Tuy nhiên, Đức Thánh Cha lưu ý rằng cần
có can đảm để nói ‘Tôi’ một cách có trách nhiệm, và chỉ trong quyền năng của
Chúa Thánh Thần, chúng ta mới có thể tìm thấy chiếc la bàn đích thực của mình.
Đức Thánh Cha đã nêu ví dụ của thánh Phêrô. Thánh nhân là một người sợ hãi – thậm
chí là một kẻ hèn nhát – cho đến khi được đầy Chúa Thánh Linh và học cách can đảm
nói về Chúa Giê-su cho những người cùng thời với ngài. Đức Thánh Cha nhận định:
“Lý do sâu xa nhất của sự can đảm của các Kitô hữu chúng ta chính là Chúa
Kitô”.
Niềm vui của Tin Mừng
Đức Thánh Cha kết thúc sứ điệp với lời
kêu gọi các tham dự viên tràn ngập niềm vui của Tin Mừng. Ngài kêu gọi họ hãy
can đảm khám phá những cách mới để sống đức tin, trong khi bao gồm tất cả mọi
người, “bởi vì chân trời của đức tin nơi Chúa Kitô là toàn thể thế giới.”
News 20.08.2021)
Nguồn: