|
Lễ “Chúa Ki-tô Vua Vũ Trụ” đã được Đức
Pi-ô XI thiết định vào năm 1925 để khẳng định niềm tin của Giáo Hội vào quyền tối
thượng của Chúa Giê-su trên mọi người, mọi gia đình và mọi xã hội nhân loại.
Trong bức Thông Điệp của mình “Quas primas” vào ngày 11 tháng 12 năm 1925, Đức
Pi-ô XI đặc biệt tố cáo chủ nghĩa thế tục làm phương hại tận căn vương quyền của
Đức Ki-tô.
Trước đây, Lễ Chúa Ki-tô Vua đã được ấn
định vào Chúa Nhật cuối cùng của tháng mười. Từ cuộc canh tân phụng vụ, Lễ nầy
kết thúc năm phụng vụ, vì nó được trình bày như đỉnh cao của tất cả mầu nhiệm Đức
Kitô.
Qua dụ ngôn người mục tử nhân lành ta thấy
sứ điệp quan trọng hơn. Những mối liên hệ giữa Thiên Chúa và tín hữu của Ngài
được trình bày như những mối liên hệ đầm ấm thân tình; những hình ảnh chất chứa
biết bao âu yếm, sôi nổi, sống động như một điệp khúc: “Con nào mất, Ta sẽ lo
tìm kiếm; con nào lạc, Ta sẽ đưa về; con nào bị thương, Ta sẽ băng bó; con nào
bệnh hoạn, Ta sẽ bồi bổ; con nào béo khỏe, Ta sẽ giữ gìn”.
Ở nơi dụ ngôn người mục tử nhân lành ẩn
chứa một tôn giáo tình yêu. Đức Chúa, Đấng trừng phạt dân Ngài, nhưng không
quên họ và yêu thương họ, là một Thiên Chúa chí công vô tư: Ngài biết “phân xử
giữa chiên và chiên, giữa dê và cừu”. Đây là hình ảnh mà thánh Mát-thêu lấy lại
trong Tin Mừng về Ngày Chung Thẩm: chính trên những tiêu chuẩn tình yêu này mà
vị Vua-Mục Tử tuyên án.
Chúa Giêsu đã lặp lại một giới răn quan
trọng trong Đệ Nhị Luật về điều luật yêu thương đối với Thiên Chúa: “Ngươi phải
yêu mến Đức Chúa, Thiên Chúa của ngươi, với tất cả trái tim ngươi, tất cả linh
hồn ngươi, tất cả trí khôn ngươi” (Đnl. 6,5).
Chúa Kitô là vua của chúng ta, vua tình
yêu, vậy chúng ta phải sống thế nào để đúng là thần dân của Ngài? Bài Tin Mừng
hôm nay trả lời cho chúng ta câu hỏi đó, Chúa Giêsu nói về ngày quang lâm của
Ngài, và qua đó Chúa bảo chúng ta hãy đối xử tốt đẹp, hãy thể hiện tình yêu
thương với nhau. Đúng vậy, Chúa Giêsu nói về ngày quang lâm của Ngài, tức là
ngày Ngài trở lại phán xét mọi người. Chúa nói đến vấn đề phán xét không phải
là để hù dọa hay làm cho con người phải lo sợ, nhưng Ngài muốn nhắc bảo cho mọi
người biết: có ngày phán xét để sống cuộc sống hiện tại cho tốt hơn, Ngài không
muốn nhấn mạnh về tương lai, nhưng nhấn mạnh đến hiện tại.
Đây là một cách tế nhị để bảo cho chúng
ta biết: chúng ta đã sống thế nào trong đời sống hiện tại, thì chúng ta sẽ được
thưởng hay bị phạt trong đời sống mai sau như vậy. Chúng ta là chiên hay chúng
ta là dê? Vì lý do gì chúng ta trở thành chiên hay dê? Hay vì lý do gì chúng ta
trở thành người được chúc phúc hay bị nguyền rủa? Được vào cõi sống hạnh phúc
muôn đời hay phải vào chốn cực hình ngàn thu? tất cả đều căn cứ vào cuộc sống của
chúng ta hôm nay. Như vậy, cuộc sống hiện tại tuy ngắn ngủi và tạm bợ nhưng lại
là tiêu chuẩn Thiên Chúa sẽ căn cứ vào đó mà thưởng hay phạt chúng ta.
Ta sống trong cuộc đời, mọi suy nghĩ và
hành động đều phải nhắm đến mục đích tôn vinh Danh Thánh Chúa. Chính nhờ thế,
mà mọi suy nghĩ và hành động được thánh hóa và định hướng theo ý ngay lành vì
Thiên Chúa là Đấng toàn thiện. Thánh ý
Thiên Chúa luôn là Chân Thiện Mỹ và mọi việc làm của con người theo thánh ý
Ngài là để tôn thờ Ngài và làm ý định của Ngài thành hiện thực trong Vương Quốc
Tình Yêu của Ngài từ ngay ở cuộc đời này và cho đến đời đời. Như Chúa Giêsu đã
dạy ta cầu nguyện: “Lạy Cha chúng con ở trên trời, chúng con nguyện danh Cha cả
sáng, Nước cha trị đến, ý Cha thể hiện dưới đất cũng như trên Trời”.
Chính khi chúng ta yêu mến Thiên Chúa,
chúng ta biết thao thức và tìm về nguồn vĩnh cửu. Chúng ta biết tự hỏi và luôn
nhìn lại từng bước đi của đời mình, như chàng thanh niên đã hỏi Chúa Giêsu:
“Thưa Thầy nhân lành, con phải làm gì để được sự sống đời đời làm gia nghiệp?”
(Mc. 10,17).
Chính khi ta yêu mến Thiên Chúa, ta mới
biết đâu là chân giá trị của cuộc đời, để chúng ta biết chọn lựa, để chúng ta đừng
“rời bỏ” hướng đi đúng đắn của đời ta chỉ vì những lợi lộc phù du. “Nghe lời
đó, anh ta sa sầm nét mặt và buồn rầu bỏ đi, vì anh ta có nhiều của cải”
(Mc,17-22).
Chính khi chúng ta biết yêu mến Thiên
Chúa, chúng ta biết nương tựa nơi Ngài, trông đợi nơi Ngài, đặt niềm tin nơi
Ngài, chứ không trông đợi vào sức mạnh ở trần gian. “Chúng ta chẳng phải là một
thế hệ chỉ biết trong ngóng nơi trần thế sự tiến bộ nhất thời sao? (
Chính khi chúng ta yêu mến Thiên Chúa “hết
lòng, hết linh hồn, hết trí khôn”, ta mới thủy chung với Thiên Chúa. Hoàn toàn
phó thác nơi Ngài.
Để vào Vương Quốc Tình Yêu, con người phải
có Tình Yêu – Tình yêu Thiên Chúa và Tình Yêu tha nhân – Chúa Giêsu luôn luôn
nhắc nhở về Giới Luật Yêu Thương trong xuyên suốt cuộc hành trình loan báo Tin
Mừng của Ngài. Đường về Vương Quốc Tình Yêu không có con đường nào khác ngoài
“Con đường Tình Yêu Giêsu”.
“Ngươi phải yêu mến Đức Chúa, Thiên Chúa
của ngươi, hết lòng, hết linh hồn và hết trí khôn. Đó là điều răn trọng nhất và
điều răn đứng đầu. Còn điều răn thứ hai, cũng giống điều răn ấy, là: ngươi phải
yêu người thân cận như chính mình. Tất cả Luật Môsê và các sách ngôn sứ đều thuộc
vào hai điều răn ấy.” (Mt.34-40)
Hôm nay là Chúa nhựt cuối cùng của năm
phụng vụ. Lời Chúa vạch cho chúng ta thấy lúc tận cùng của thời gian Chúa Giêsu
sẽ làm vua ngự trị trên toàn thể mọi sự và mọi người. Nhưng từ nay cho đến lúc
đó, Chúa vẫn làm vua trong lòng những người tin cậy và yêu mến Ngài.
Chúng ta hãy cầu xin Chúa giúp chúng ta
nhận thức vị trí và vai trò làm vua của Chúa trên cuộc đời chúng ta, đồng thời
xin Chúa cũng giúp chúng ta phụng thờ Ngài cho xứng đáng.
Huệ Minh
- Các lãnh đạo Giáo hội ở Giêrusalem kêu gọi mừng lễ Giáng sinh đơn giản, liên đới với các nạn nhân chiến tranh
- Các Giám mục Canada kêu gọi bảo vệ tự do tôn giáo
- Làm chứng cho Chúa
- Các Giám mục Cuba khởi động kế hoạch mục vụ đồng hành với người dân trong thời điểm khó khăn
- Chuỗi Mân Côi từ nhựa tái chế thu gom ở đại dương được phát tại Đại hội GTTG Lisbon