3.1.2022 Thứ Hai sau Lễ Hiển Linh (1 Ga 2:293; Tv 98:1,3-4,5-6; Ga 1:29-34)

Ga1_29-34.jpg

Nhìn lại lịch sử cứu độ cũng như lịch sử
nhân loại. ta thấy có những con người, sự xuất hiện của họ đã làm thay đổi cục
diện thế giới, có người đưa thế giới đến sự thay đổi tích cực, nhưng cũng có những
con người lại hoàn toàn gây ảnh hưởng tiêu cực cho nhân loại. Ví dụ: Với sự xuất
hiện của Napoleon hoặc Hitler đã đưa thế giới vào cảnh chiến tranh giết chóc
tàn khốc, song cũng có những con người như Louis Pasteur và các nhà khoa học
chân chính khác đã cứu nhân loại khỏi những căn bênh hiểm nghèo.

Và rồi người ta cũng không thể phủ nhận
được, với sự xuất hiện của những người như Bill Gate và Steve Jobs đã làm thay
đổi hoàn toàn suy nghĩ và phương thức cũng như công nghệ thông tin ngày nay; Đức
giáo Hoàng Fancis vừa mới được báo time bình chọn là nhân vật của năm 2013, mặc
dù ngài mới chỉ xuất hiện với thế giới trong cương vị Giáo hoàng được 10 tháng,
song Ngài đã và đang có một ảnh hưởng lới trên thế giới về lối sống và luồng
gió mới Ngài đang đem vào Giáo Hội.

Cũng vậy với sự xuất hiện công khai của
Chúa Giêsu ở vùng Galilea- sông Jodan quả thật là một sự kiện hết sức quan trọng
và gây sự chú ý cho nhiều người. Tuy nhiên, cho đến ngày nay nhiều người vẫn chỉ
nhìn Đức Giêsu như bao các ngôn sứ khác trong Cựu ước, mà không tin Ngài là
Thiên Chúa.

Chính vì thế các tác giả tin Mừng đã muốn
khẳng định cho chúng ta rằng Đức Giêsu Nazareth là chính Thiên Chúa và là Thiên
Chúa thật, Đấng đã đến từ nơi Thiên Chúa Cha, Ngài chính là Ánh sáng bởi Ánh
sáng, Thiên Chúa thật bởi Thiên Chúa thật. Biến cố xuất hiện công khai của Chúa
Giêsu như mở đầu cho một thời đại mới và đã làm thay đổi hoàn toàn bộ mặt nhân
loại và cả thế giới này. Gioan Tẩy giả cho thấy, lúc đó mặc dù ông đang là tâm
điểm thu hút nhiều người tuốn đến với ông, nhưng khi nhìn thấy Chúa Giêsu xuất
hiện, thì Gioan  nhận ra rằng nhiệm vụ của
ông đã vào hồi kết. Ông nhường bước và long trọng giới thiệu Chúa Giêsu cho mọi
người: Đây là chiên Thiên Chúa, đây là Đấng xóa bỏ tội trần gian. Với lời giới
thiệu này thì người Do Thái nào cũng nghĩ ngay đến hình ảnh ngày lễ xá tội hàng
năm, vị Thượng tế phải đại diện cho dân chúng đặt tay trên đầu một con chiên
trước đền thờ Chúa để xưng thú tất cả tội lỗi của dân, và con chiên ấy trở
thành con chiên gánh tội cho dân.

Khác với các tiên tri khác là những người
chỉ tiên báo về Đấng Cứu Thế, thì Gioan đã chỉ đích danh Đấng Cứu thế cho mọi
người. Ông còn giải thích thêm: Chính Người là Đấng tôi đã nói đến: Người đến
sau tôi nhưng trổi vượt hơn tôi và Ngài có trước tôi. Như thế có nghĩa là Gioan
đã giới thiệu cho mọi người biết địa vị trổi vượt cua Đức Giêsu và thời đại của
Đấng Mesia đã bắt đầu, thời đại của ánh sáng cứu độ đã đến. Gioan đã tuyên xưng
niềm tin của mình khi tin nhận Ngài là Đấng có trước ông, là Đấng hiện hữu từ
muôn đời, nay xuất hiện giữa loài người và mang lấy tất cả sự giới hạn của con
người. Gioan đã nhớ lại mấy ngày trước đây Ngài đến xin ông làm phép rửa, và
khi  vừa ra khỏi nước thì trời mở ra và
Thần Khí của Thiên Chúa như chim bồ câu đậu xuống trên Người. Gioan cũng cho biết
chính Đấng sai ông làm phép rửa đã cho ông một dấu chỉ: Ngươi thấy Thần Khí ngự
xuống trên ai thì đó chính là Đấng làm phép rửa trong Thánh Thần và Đức Giêsu
chính là Đấng ấy và những ai tin và lãnh nhận phép rửa bởi Đức Giêsu cũng sẽ
đón nhận được Thần Khí của Ngài.

Chúa Giêsu chính là Thiên Chúa đã được
sai sai đến trần gian với sứ vụ đem ơn cứu độ cho đến tận cùng trái đất. Lời của
Isaia trong bài đọc một đã ứng nghiệm hoàn toàn nơi Đức Giêsu, Ngài trở thành Đấng
quy tụ muôn dân nên một, đem nhà Jacop trở về, chiếu tòa vinh quang Thiên Chúa
cho mọi người mọi dân. Thiên Chúa còn nói với Người rằng: Ta đặt ngươi làm ánh
sáng muôn dân để ngươi đem ơn cứu độ của Ta đên tận cùng trái đất.

Do bởi tội lỗi và sư bất tuân của Adam
Eva đã làm cho bóng tối của sự chết bao trùm nhân loại, với sự bắt tay thỏa hiệp
với Satan, tổ tông loài người đã đưa cả nhân loại rơi vào sư trói buộc của ma
quỷ và dục vọng, thế giới và con người như chìm ngập trong tăm tối không còn biết
đường đi. Đức Giêsu và Tin Mừng của Ngài là ánh sáng đã xua tan bóng tối của tội
lỗi và sự chết, Ngài đã chỉ cho nhân loại con đường ánh sáng và hy vọng con đường
giải thoát.

Sứ mạng trở thành ánh sáng và đem ơn cứu
độ đến cho muôn dân của Chúa Giêsu vẫn còn liên tục được thực hiện qua những
con người mà Chúa đã tuyển chọn, trước hết đó là các tông đồ kế đến là mỗi người
chúng ta. Thánh Phaolô rất ý thức điều đó khi nói với cộng đoàn Corintô rằng:
Tôi là Phaolô, bởi ý của Thiên Chúa đã được gọi là tông đồ của Chúa Giêsu Kitô
và ông Xôthênê là anh em của chúng tôi.

Vì lẽ ý thức mình là người được chọn để
đem ánh sáng cứu độ đến với muôn dân, nên Phaolô và các tông đồ đã chấp nhận
nên như ngọn đuốc đốt cháy cả cuộc đời mình để chiếu tỏa ánh sáng cho thế giới
hôm nay. Từ những con người đầu tiên này, mà chúng ta hôm nay biết Đức Giêsu và
Tin Mừng của Ngài.

Cũng thế, ngày mỗi ngày mỗi chúng ta
trong ngày lãnh Bí tích rửa tội, qua cha mẹ đỡ đầu Giáo Hội đã trao cho ta ngọn
nến sáng với lời căn dặn rằng: Các con hãy sống như con cái sự sáng và chiếu tỏa
ánh sáng cho muôn người cho đến ngày được gia nhập đoàn rước nước trời. Như thế
giữ cho ngọn đèn đức tin luôn cháy sáng, và chiếu tỏa ánh sáng cho mọi người là
trách nhiệm của mỗi chúng ta.

Ta thấy rằng ngag ngày hôm nay cũng đang
nói với chúng ta: Ta đặt ngươi làm ánh sáng cho muôn dân để ngươi đem ơn cứu độ
của ta đến tận cùng trái đất. Trong năm Sống và Loan báo Tin Mừng này, trước hết
để có thể trở thành ánh sáng muôn dân, thì mỗi người cần phải kiểm tra lại ngọn
lửa đức tin của mình đang trong tình trạng nào? Nó còn cháy sáng bừng bừng hay
đã bị tàn lụi và trở nên leo lét yếu ớt ? Để cho ngọn lửa đức tin có thể cháy
sáng, thì nó cần phải đốt bằng những thứ dầu nguyên chất đó là đời sống cầu
nguyện, là việc lãnh nhận các bí tích thường xuyên, để nuôi dưỡng cho đức tin của
mình. Kế đến ngọn đuốc này cần phải được che chắn bằng lời của Chúa qua việc đọc,
lắng nghe và thực hành thì mới có thể chống chọi được với những cơn gió bão của
các tư tưởng sai lạc, khuynh hướng, trào lưu chống phá đức tin ngày nay. Chúng
ta không thể giữ riêng ánh sáng này cho mình mà phải soi chiếu cho anh em.

Để có thể chiếu tỏa ánh sánh cho mọi người,
thì đòi chúng ta phải chấp nhận sự hy sinh và hao mòn cuộc đời của mình. Các bậc
làm cha mẹ hãy chiếu tỏa cho gia đình mình ánh sáng ấm áp của mùa xuân, xua tan
đi những bóng tối của gian dối quanh co, đẩy lui những nỏng nảy giận hờn cãi
vã; hãy đem về cho gia đình mình nhiều hơi ấm và ánh sáng của niềm vui thay cho
sự lạnh lùng băng giá. Nhất là cha mẹ hãy đem ánh sáng của Chúa và Tin Mừng của
Ngài vào gia đình mình, qua đời sống đạo đức qua các giờ kinh tối sớm, qua những
phút cầu nguyện trước và sau bữa ăn mỗi ngày.

Mỗi người chúng ta, mỗi gia đình Công
Giáo hãy trở nên ánh sáng cho các gia đình chung quanh bằng cuộc sống chan hòa
tình làng nghĩa xóm, tối lửa tắt đèn có nhau, sống với nhau thuận hòa, chân
tình, yêu thương giúp đỡ, biết quan tâm đến nhau và làm những điều tốt đẹp cho
nhau. Mỗi gia đình cùng sống và làm như thế, thì ánh sáng của Chúa sẽ chạm đến
tâm hồn các anh chị em khác bên cạnh.

Trở nên ánh sáng cho muôn dân cũng là sứ
mạng được trao cho các bạn trẻ. Cuộc sống xã hội ngày nay, trong mọi lãnh vực từ
chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, gia đình,… vẫn còn có quá nhiều mảng tối.
Mỗi người trẻ sẽ phải là ngọn đuốc cho xã hội hôm nay. Hãy trở thành những con
người ngay thẳng trong xã hội gian dối này, hãy có một trái tim nhân ái trong một
xã hội bàng quan lạnh lùng, hãy đem ánh sáng và giới răn của Tin Mừng vào trong
công ty xí nghiệp, trường học nơi chúng ta đang làm việc, học tập, hãy mang
theo Đức Kitô vào trong mọi sinh hoạt, vui chơi, mọi lãnh vực, vào các cuộc tụ
họp gặp gỡ. Khi mỗi người trẻ công giáo cùng thắp lên một ngọn lửa như thế, các
bạn sẽ làm cho xã hội này bừng sáng Tin Mừng của Đức Kitô.

Lm. Anmai, CSsR