© hungarytoday.hu
|
CẦU CHO CÁC TÍN HỮU ĐÃ QUA ĐỜI.
Hôm nay, các tín hữu được viếng nhà thờ
lĩnh ân xá. (Enchiridion Indulgentiarum năm 1999, concessio 13).
Theo Tông Hiến ngày 10/08/1915 của Đức
Giáo hoàng Bê-nê-đíc-tô XV, hôm nay mọi tư tế được phép cử hành hoặc đồng tế ba
Thánh lễ vào những thời điểm khác nhau: có thể chỉ một lễ cho bất cứ ai theo ý
mình; ngoài ra phải dành một ý lễ cầu nguyện cho mọi tín hữu đã qua đời và một
ý lễ cầu nguyện theo ý Đức Giáo hoàng (Không được áp dụng bổng lễ cho lễ Nhì và
lễ Ba).
Các Bài đọc gợi ý:
Lễ Nhất: G 19,1.23-27a; Rm 5,5-11; Ga
6,37-40.
Lễ Nhì: Is 25,6a.7-9; Rm 8,14-23; Lc
23,33.39-42.
Lễ Ba: 2Mcb 12,43-45; Kh 21,1-5a.6b-7;
Ga 11,17-27.
Hoặc chọn trong sách Bài Đọc các Thánh Lễ
Chung lễ cầu cho các tín hữu đã qua đời, (1973, tr.225-249); Sách Nghi lễ an
táng và Thánh Lễ Cầu Hồn, (1974, tr.61-106).
Cấm cử hành lễ nào khác, trừ lễ an táng.
Sau lễ Các Linh Hồn, các cha nhớ dâng lễ
cầu cho các Đức Giám mục và Linh mục đã qua đời.
Sự thanh luyện thuộc về “cánh chung
trung thời” bởi vì nó sẽ không tồn tại sau ngày tận thệ thế nữa. Luyện ngục chỉ
là thời gian tạm trú. Không ai có hộ khẩu thường trú ở đó cả. Luyện ngục chỉ là
một chuyến đò ngang. Thiên Chúa mới là bến bờ. Đời sống vĩnh cửu mới là cùng
đích, là phần thưởng Thiên Chúa hứa ban.
Đạo lý về sự thanh luyện thúc giục chúng ta cầu nguyện cho các linh hồn
đã qua đời. Tập tục này đã có từ cuối thời Cựu ước và trong suốt lịch sử Giáo hội
(x. GLCG số 1032; 958; 1371; 1689). Ngoài những hình thức cầu nguyện riêng tư,
phụng vụ Giáo hội khuyến khích tục lệ này. Khởi đầu từ Thánh lễ, nơi đó Giáo hội
hiệp thông với Các Thánh trên trời cũng như với các linh hồn còn đang chịu
thanh luyện. Hằng năm, ngày 2 tháng 11 được dành để cầu nguyện cho tất cả các
linh hồn đã qua đời tiếp sau lễ kính Các Thánh. Giáo hội còn dành cả tháng 11
nhớ đến các linh hồn và mời gọi con cái mình cầu nguyện, hy sinh hãm mình, làm
việc bác ái như là nghĩa cử biểu lộ lòng yêu thương đối với họ cũng như tình hiệp
thông trong nhiệm thể Chúa Kitô.
Công đồng Vatican II bàn đến tình trạng
thanh luyện sau khi chết ở chương VII của hiên chế Lumen Gentium. Số 49, Công đồng
nhìn nhận rằng “có những tín hữu đã qua đời và đang được thanh luyện”. Số 50, đạo
lý về sự thông hiệp giữa hết mọi phần tử Giáo hội được dựa trên thói tục bắt
nguồn từ thưở ban đầu Kitô giáo về sự tưởng niệm người chết và cầu nguyện cho họ.
Phần kết chương VII trình bày về đường hướng mục vụ, Công đồng tái khẳng định đạo
lý cổ truyền của Giáo hội : “ Thánh Công Đồng kính cẩn đón nhận niềm tin cao trọng
của tiền nhân chúng ta trong việc hiệp thông sống động với các anh em được vinh
hiển trên trời hay còn phải thanh luyện sau khi chết, và lấy lại các sắc lệnh của
thánh Công đồng Nicêa II, Firence, Trento ( số 51 a)”
Con người sống được với nhau là nhờ ân
nghĩa. Tình nghĩa càng thắm thiết càng thương nhớ đến nhau và muốn sống mãi bên
nhau, nhất là đối với những người thân quen đã qua đời. Hơn nữa, khi biết sống
tình nghĩa với nhau cách đằm thắm hay nhạt nhẽo thì mới rõ ai tốt hay xấu, ai
thật lòng ai gian dối. Do đó, tình nghĩa không những là một nhu cầu cần thiết
cho đời sống mà còn là một bổn phận, trách nhiệm phải đền đáp, chu toàn hết khả
năng sẵn có.
Nếu thế thì chúng ta, những người còn sống
tại dương thế, đang có tự do hành động theo ý muốn của mình lại càng sống thật
tình nghĩa với những người đã khuất vì giờ đây họ chẳng khác gì những tù nhân
chỉ còn trông mong sự cứu giúp của chúng ta mà thôi. Nhưng sống tình nghĩa với
những người đã chết không có nghĩa là nhớ lại những kỷ niệm, những hình ảnh,
dáng điệu, lời nói của họ để mà thương tiếc, nhớ nhung, trái lại điều quan trọng
là hãy biến những tình cảm đó thành những hành động thương yêu thật cụ thể và
có giá trị đời đời.
Đó là lý do chính yếu của ngày lễ hôm
nay và trong tháng 11 này mà Giáo hội đề xướng ra để kêu gọi toàn thể mọi người
hãy hướng lòng về những người thân quen cũng như xa lạ đã qua đời, nhất là ra sức
tìm kiếm những tặng phẩm thiêng liêng để gởi làm quà cho họ. Và một khi đã biết
rõ cách thức gởi, gởi những gì và gởi nhờ ai thì sẽ đến tay các linh hồn. Chỉ
còn lại khâu cuối cùng là chúng ta có hăng say kiếm quà mà gởi hay không mà
thôi.
Và nếu những người thân quen ở bên kia
thế giới đang quằn quại đau khổ trăm chiều, từng giây từng phút đợi chờ sự cứu
giúp của chúng ta, được chóng giải thoát cực hình hay phải giam phạt thêm là
hoàn toàn do chúng ta có thương xót hay thờ ơ mà thôi, chẳng lẽ chúng ta cứ thờ
ơ, lãng quên họ mãi hay sao? Vậy hãy mau cố gắng hết sức, tìm đủ mọi cách để giải
thoát cho họ như siêng năng xưng tội rước lễ, làm việc lành phúc đức, ăn chay
hãm mình, xin lễ cầu nguyện… Và nếu chúng ta cứu được các Đẳng, chắc chắn các
Ngài sẽ không bao giờ quên ơn chúng ta.
Trong niềm hiệp thông, chúng ta hãy giúp
đỡ các ngài bài những hy sinh, những lời kinh và những thánh lễ chúng ta dâng
lên, bởi vì đó mới chính là những điều các ngày đang cần đến, đỗng thời đó cũng
là cách thức chúng ta báo hiếu, đền đáp công ơn của các ngài một cách sâu xa và
có ý nghĩa nhất.
Mang trong mình dòng máu linh thiêng của
tổ tiên, dù là người công giáo, phật giáo hay bất cứ ai cũng đều thể hiện lòng
biết ơn một cách trân trọng đối với các bậc sinh thành. Trở về cội nguồn tổ
tiên, chúng ta một lần nữa nói lên lòng biết ơn sâu sắc, đối với cácbậc tiền
nhân.
Vì thế, chúng ta cùng nhau thắp lên một
nén nhang để cùng nhớ ơn, ca ngợi công ơn tổ tiên và cầu nguyện cho tất cả những
ai đã từng một lần chắp cánh cho chúng ta buớc vào cuộc đời và sống trọn vẹn ý
nghĩa của con người.
Huệ Minh