6.3 Chúa Nhật thứ Nhất Mùa Chay (Đnl 26:4-10; Tv 91:1-2,10-11,12-13,14-15; Rm 10:8-13; Lc 4:1-13)

Lc_4_1-13.jpg

Mùa chay mời chúng ta vào sa mạc với
Chúa Giêsu để nhờ gương mẫu và sự giúp đỡ của Người, ta có cơ may nhìn thấy những
điều cốt yếu nhất khi đối diện với Chúa và chính lòng mình. Trọng tâm của Mùa
Chay là chuẩn bị tâm hồn đón mừng Chúa Phục Sinh, đón nhận ơn cứu độ Thiên Chúa
thương ban cho chúng ta.      

Các bài đọc Thánh Kinh hôm nay tập trung
vào việc Thiên Chúa đã cứu vớt con người: Thiên Chúa đã cứu ông Noe và con cái
ông khỏi nạn lụt hồng thủy, Thiên Chúa đã dùng phép thanh tẩy để cứu toàn thể
nhân loại khỏi chết; Thiên Chúa đã sai Con Một yêu dấu đến trần gian rao giảng
Nước Trời, chịu chết trên Thập Giá và Phục Sinh để giải thoát mọi người. Điều
kiện để được cứu là thống hối và tin vào Tin Mừng.

Cũng như hai tác giả Mátthêu và Máccô,
thánh Luca đã thuật lại việc Chúa Giêsu kháng cự với Satan nơi sa mạc. Bản văn
của người có những nét khác với hai tác giả thánh sử kia và có dụng ý. Nhưng,
những nét giống nhau giữa ba tác giả vẫn nhiều hơn và ý tưởng chung vẫn là một.

Cả ba đã đặt câu chuyện Chúa bị cám dỗ
vào lúc trước khi Chúa ra đi giảng đạo. Câu chuyện xảy ra vào lúc bấy giờ hẳn
phải có ý nghĩa. Nó báo trước cuộc đời công khai đầy phấn đấu cam go của Chúa Cứu
Thế. Nhất là nó cho chúng ta thấy rõ chung cuộc Ðức Giêsu sẽ chiến thắng vinh
hiển, vì ngay từ lúc khởi đầu, công cuộc cứu thế của Người đã làm cho Satan phải
tháo lui.

Cả ba tác giả cũng đã mô tả cuộc đọ sức
giữa Satan và Chúa Giêsu như là một cuộc vận dụng Lời Chúa. Satan biết Thánh
Kinh. Nó dùng Lời Chúa để phục vụ tham vọng riêng của mình. Ðang khi ấy, Ðức
Giêsu có lòng thành kính đối với Lời Chúa và chỉ muốn khiêm cung vâng lời Thiên
Chúa mọi đàng. Người không giống như Adong biết luật Chúa mà vẫn phạm tội. Người
cũng chẳng như dân Do Thái có Lời Chúa mà toàn làm những việc khác ý Chúa. Người
cho chúng ta thấy: không sức mạnh nào xô ngã được kẻ nắm vững Lời Chúa.

Cả ba tác giả cũng đã đồng ý coi việc
Satan đến cám dỗ Chúa Giêsu như là hậu quả của việc Người được Chúa Cha tuyên bố
Người là Con Chí Ái của Ngài. Satan đã bắt đầu cám dỗ Người rằng: nếu ông là
Con Thiên Chúa… Ðiều này khiến chúng ta có thể quả quyết, không thử thách nào
không nhằm tiêu diệt vinh dự của chúng ta được làm con cái Chúa. Nhưng mọi sự
cám dỗ đều bất lực đối với những ai được đầy Thánh Thần, như Ðức Giêsu đã được
Thánh Thần lấy hình chim bồ câu đáp xuống trước khi vào sa mạc để chịu cám dỗ.

Chúa Giêsu đã bắt đầu cuộc sống công
khai, Ngài lên tiếng rao giảng về Tin Mừng. Người ta kể lại cho Ngài nghe việc
một số người Galilêa có lẽ đã xách động dân chúng chống lại binh đội Lamã. Thế
là theo lệnh của Philatô binh đội Lamã xông vào đền thờ, tàn sát họ khiến máu họ
hoà lẫn với máu của lễ vật. Những người kể lại sự việc này hy vọng Chúa Giêsu sẽ
đứng lên giải phóng dân tộc và họ sẽ theo Người cho dù có phải chết. Nhưng cái
nhìn của Chúa Giêsu thì khác. Người đến không phải để gieo rắc hận thù, nhưng đến
để rao giảng Nước Thiên Chúa, kêu gọi mọi người ăn năn để được cứu độ. Người
nói: Nếu các ngươi không hối cải các ngươi cũng sẽ phải chết như vậy.

Rồi một sự kiện khác nữa đó là ngọn tháp
Siloe bất thần sụp đổ và đè chết 18 người. Thiên hạ cho rằng họ là những kẻ tội
lỗi nên bị Thiên Chúa trừng phạt. Nhưng quan điểm của Chúa Giêsu thì khác, Người
muốn coi đó như một tiếng chuông cảnh tỉnh: Nếu các ngươi không hối cải các
ngươi cũng sẽ phải chết như thế. Với chúng ta cũng vậy, những tiếng chuông cảnh
tỉnh không ngừng vang lên, những tín hiệu báo động không ngừng xuất hiện. Nếu
chúng ta biết thực thi Lời Chúa, nghĩa là biến sám hối ăn năn, thì những tai
ương hoạn nạn sẽ là một cái gì tốt lành, vì nó sẽ đem lại cho chúng ta ơn cứu độ.

Chúa không muốn để chúng ta an phận cách
giả tạo. Chúng ta đừng nghĩ rằng tôi có tội, nhưng các tội tôi phạm chẳng đến nỗi
nào, vì thiếu gì những người tội lỗi còn nhiều hơn tôi gấp bội. Đây là một tâm
lý bình an giả hiệu, tự ru ngủ mình trong một pháo đài ngụy tạo để cố thủ và chẳng
thích người khác bới móc cuộc sống tư riêng nơi mình. Nhưng hôm nay, Chúa Giêsu
đã nhân cái chết của những người bị tháp Silôe đổ xuống đè chết, và Chúa còn mượn
cả tiếng thét gào ai oán của những thường dân vô tội bị Philatô sát hại để cảnh
tỉnh chúng ta. Sứ điệp mà Đức Giêsu công bố rất nghiêm khắc và mạnh mẽ: “Nếu
các ngươi không ăn năn hối cải, các ngươi sẽ chết hết y như vậy” (Lc 13,5).

Chúa Giêsu đã chuẩn bị cho sứ vụ rao giảng
bằng thời gian thử thách trong sa mạc. Để hiệp thông với Chúa trong chay tịnh
thể xác và tinh thần, làm cho mùa hồng ân này thực sự hoán cải chúng ta.

Vì không biết đâu là cơ hội cuối, nên
tôi phải xem ngày hôm nay như là “lúc thuận tiện” để nhận ơn cứu độ đời mình. Nếu
ngày mai Chúa còn cho sống, thì ngày mai vẫn là một cơ hội không nên đánh mất.

Lời Chúa hôm nay mời gọi chúng ta hãy
sám hối khi thời gian còn thuận tiện. Đừng thử thách Thiên Chúa nhưng hãy thật
lòng ăn năn trở về cùng Chúa. Sự trở về không chỉ là hành vi đấm ngực ăn năn về
tội đã phạm mà còn phải sống theo lời mời gọi của Chúa: “Hãy sinh hoa kết trái
xứng với lòng ăn năn thống hối”. Hoa trái của sự thánh thiện. Hoa trái của việc
lành phúc đức. Hoa trái của đời sống công bằng bác ái. Hoa trái của đời sống
yêu thương và phục vụ mọi người.

Lm. Anmai,
CSsR