|
Ngày hôm nay chúng ta suy niệm về “các mối
phúc thật theo thánh Luca”: Chúng ta biết nhiều hơn về các mối phúc thật của
thánh Matthêu, vẫn được hát trong ngày lễ Các Thánh. Nhung vì chúng ta có một Lời
Chúa được truyền lại bởi hai truyền thống khác nhau, chúng ta hãy thử lắng nghe
bản văn hoàn toàn đặc biệt của Luca. Ở đấy, có một thứ liệu quả của kỹ thuật âm
thanh lập thể bởi hai cái loa khác nhau.
Các mối phúc thật theo Thánh Matthêu
(5,1):
Bài giảng trên Núi…
Bao gồm chín “mối phúc thật…”
Nhấn mạnh đến sự “nghèo khó tâm linh”, sự
đói khát công lý sự đau khổ nội tâm…
Các mối phúc thật của Thánh Luca (6,20):
Bài giảng ở chỗ đất bằng.
Bao gồm “bốn” mối phúc thật và bốn mối
hoạ.
Nói về những người nghèo đói thật, bụng
đói thật sự và khóc chảy nước mắt.
Chúa Giêsu đi xuống cùng với các ông,
Người dừng lại ở một chỗ đất bằng. Tại đó, đông đảo môn đệ của Người, và đoàn
lũ dân chúng từ khắp miền Giu-đê, Giê-ru-sa-lem cũng như từ miền duyên hải Tia
và Xi-đôn
Hình ảnh Chúa Giê-su xuống núi và đến một
chỗ đất bằng, tại đó dân Thiên Chúa tụ tập quanh Người gợi nhớ hình ảnh ông
Mô-sê từ trên núi Xi-nai xuống mang theo sứ điệp của Thiên Chúa. Thính giả của
Chúa Giê-su đại diện đầy đủ mọi thành phần Dân Thiên Chúa: nhóm Mười Hai, đông
đảo môn đệ của Người và đoàn lũ dân chúng từ khắp nơi đến.
Sau khi đã thường xuyên nói Chúa Giê-su
giảng dạy, cuối cùng thánh Lu-ca sắp sửa đưa ra một trong những khuôn mẫu cô động
nhất của công việc giảng dạy đó. Để làm điều này, thánh Lu-ca không tham khảo
sách Tin Mừng Mác-cô nữa mà tận dụng “Nguồn các lời”.
Bài Diễn Từ Trên Cánh Đồng của thánh
Lu-ca phù hợp theo mức độ nào đó với Bài Diễn Từ Trên Núi, một bài trình thuật
rộng lớn mà thánh Mát-thêu ghi lại cho chúng ta từ chương 5 đến chương 7. Trong
suốt sứ vụ công khai của Người ở những miền và những thành phố khác nhau của
Ít-ra-en, chắc hẳn Đức Giê-su đã rao giảng những điều như vậy trong những dịp
khác nhau. Khi sử dụng “Nguồn các lời” này, mỗi thánh ký, dưới ơn linh hứng của
Chúa Thánh Thần, đã sẽ chọn tường thuật những lời mà các ngài cho là hữu ích nhất
trong việc giảng dạy cho độc giả đương thời của các ngài: người Ki-tô hữu gốc
Do thái trong trường hợp thánh Mát-thêu, người Ki-tô hữu gốc lương dân trong
trường hợp thánh Lu-ca.
Trước khi Chúa Giê-su công bố các Mối
Phúc và các Mối Họa, thánh Lu-ca ghi nhận: “Đức Giê-su ngước mắt nhìn lên các
môn đệ” (6: 20). Tại sao thánh Lu-ca lại ghi nhận cái nhìn của Đức Giê-su như
thế? Đức Giê-su là Thiên Chúa làm người để gặp con người, chứ không phải là một
đạo sư truyền bá một đạo lý hay một giáo thuyết. Ánh mắt của Người, cũng chính
là cái nhìn của Thiên Chúa, đang rọi xuống trên những con người đang hiện diện
trước mặt Người. Nơi những con người mà Người đang đưa mắt nhìn, Đức Giê-su thấy
những người con được Chúa Cha tạo dựng theo hình ảnh của Thiên Chúa; vì thế,
Người mặc khải cho họ biết họ là ai và làm cách nào để sống cho xứng đáng là những
người con đích thật của Chúa Cha.
Tin Mừng hôm nay trình bày bốn lời chúc
phúc cho những kẻ nghèo đói, khóc than, bị oán ghét, khai trừ, sỉ vả, kèm theo
bốn lời nguyền rủa những người giàu có, no nê, vui cười, được mọi người ca tụng.
Đó là những phản dề đối chiếu giữa người nghèo và kẻ giàu, giữa người đói khát
và kẻ no đầy. Đó!à hai giai cấp trong xã hội luôn đối chọi nhau mà Tin Mừng muốn
mô tả để người tín hữu Kitô chọn lựa.
Một điều rất hiển nhiên là Tin Mừng hướng
chúng ta về người xấu số bất hạnh và cho họ niềm hy vọng hạnh phúc ở tương lai.
Tin Mừng không hề lên án người giàu chỉ vì họ có nhiều tiền của, nhưng chỉ lên
án những ai giàu có mà không biết sử dụng của cải cho đúng, thậm chí còn dùng của
cải như chướng ngại vật chặn đứng lối vào Nước Trời. Giàu có mà hành xử như các
thành viên của hội thượng lưu ở New York trong câu chuyện còn được Chúa chúc
phúc. Họ được hưởng hạnh phúc đời này lẫn đời sau. Bí quyết của họ rất đơn giản,
đó chính là biết chia sẻ và trao ban.
Chúa Giêsu không lên án của cải nói
chung, nhưng lên án cách sử dụng của cải. Tiền bạc tự nó không có giá trị đạo đức.
Nó có thể dùng vào việc tốt cũng như việc xấu. Tự bản chất, của cải không là những
gì xấu xa, và tự bản chất, nghèo khó cũng không phải là nhân đức.
Chỉ “khốn cho người giàu có” khi họ
không phân định rạch ròi giữa phương tiện và cùng đích, giữa điều kiện vật chất
và định mệnh con người. Đời sống của họ bị nhận chìm bởi các con sóng là các
phương tiện vật chất như áo quần, xe cộ, nhà cửa và các tiện nghi trong cuộc sống.
Đời sống của họ bị đè bẹp bởi các hành trang vật chất chỉ giúp họ duy trì và
phát huy sự sống trong cuộc lữ hành ngắn ngủi của một đời người. Họ quên rằng
con người sống nhờ phương tiện nhưng lại sống cho cùng đích. Và cùng đích của
con người là “Hãy tìm kiếm Nước Thiên Chúa và đức công chính của Người, còn tất
cả những thứ kia, Người sẽ thêm cho” (Mt 6,33). Thảm kịch của cuộc sống chính
là lo lắng tìm kiếm phương tiện, và để cho cùng đích tan biến trong phương tiện.
Con đường hạnh phúc là một lược đồ gợi
ra những thái độ nội tâm phải sống (tâm hồn nghèo khó, dợn sơ, tin tưởng), những
cách xứ sự đối với tha nhân (lòng thương xót, ý muốn hoà bình), những hoàn cảnh
khó khăn phải đối phó (những thử thách về tâm hồn và vật chất, những sự bắt bớ).
Tất cả những điều này đều hoà hợp chặt chẽ trong bản thân Đức Giêsu, Đấng được
coi như thực hiện trọn vẹn nơi mình khát vọng hạnh phúc. Chính Người đã muốn sống
cách hoàn hảo tinh thần của Mối Phúc trong cuộc sống của mình và đến cả trong
cái chết của Người nữa.
Nếu như các mối phúc dẫn nhập vào một
luân lý chủ trương hạnh phúc, thì không phải vì luân lý ấy có những lời khuyên
thực hành rõ rệt, hoặc đòi hỏi phải tự mình cố gắng mới được nhưng luân lý ấy
chỉ muốn đưa ra cho người ta một ân huệ nhưng không của Thiên Chúa, ân huệ được
hiệp thông trong sự sống và hoan lạc với Người. Ân huệ này, người ta sẽ bắt đầu
tiếp nhận bằng cách ngày qua ngày sống hai giới luật về tình yêu của Chúa là
yêu Chúa và yêu người. Giống như con đường hạnh phúc mà Đức Giêsu đã khởi sự và
đi trước vậy.
Chúa Giêsu cũng chính là kho tàng ẩn giấu.
Ngài là niềm hạnh phúc lớn lao ở rất gần chúng ta mà chúng ta không nhận ra
Ngài. Chúng ta chỉ có thể tìm gặp được Ngài Bằng “con đường ngược chiều”, con
đường đau khổ và hy sinh. Chỉ qua con đường này chúng ta mới đến được vinh
quang.
Lm. Anmai, CSsR
- Căn cước đàn ông, căn cước đàn bà
- Các nhà báo Công giáo nhóm họp tại Đền thánh Đức Mẹ Lộ Đức
- Tượng Chúa Kitô lớn nhất ở Mexico được cung hiến hôm Chúa Nhật Phục Sinh
- Một trong những thành công lớn nhất trong cuộc sống: Một gia đình gắn kết
- Tổng Giám mục Syria tố cáo phiến quân thánh chiến muốn loại bỏ lịch sử của Kitô giáo ở Aleppo