Sống trên đời, ai trong chúng ta cũng muốn chọn cho mình những con đường bằng phẳng, không gập ghềnh, không quanh co hay không gấp khúc, chẳng ai lại muốn chọn cho mình con đường gai góc và lồi lõm để đi cả.

Con
người là vậy, họ luôn chọn những điều tốt đẹp nhất đến với mình, nhưng lại bỏ
qua những khó khăn, hiểm nguy và trắc trở cho người khác. Ít người có thể cảm
nhận được giá trị ngọt ngào của những khó khăn đó, cho nên họ thường phớt lờ
hay loại bỏ những tác nhân ảnh hưởng đến cuộc sống tiện nghi của họ. Điều này,
dẫn đến con người số trong vỏ bọc an toàn giả tạo, trở nên vô tâm, vô cảm đối với
tha nhân và xã hội.

Quả
vậy, bài Tin mừng hôm nay, Chúa Giê-su đã mở ra một con đường “khác đời” và mời
gọi các môn đệ đi trên con đường mà Ngài sắp phải bước qua.(x. Lc 10, 1-12).
Sau khi gọi bảy hai môn đệ và sai từng hai người một đi trước, vào trong các
thành, và người nói: “Này Thầy sai anh em đi như chiên con đi vào giữa bầy sói.
Đừng mang theo túi tiền, bao bị, giày dép. Cũng đừng chào hỏi ai dọc đường”. Điều
này, có lẽ ai trong chúng ta cũng tự đặt câu hỏi đó là: Làm sao chiên đi vào được
giữa bầy sói, và điều đó chẳng khác nào đưa các môn đệ vào chỗ chết? Hơn bao giờ
hết, lời nhắc nhở của Chúa Giêsu đối với các môn đệ đó là hãy biết tin tưởng,
phó thác và cậy trông vào quyền năng của Thiên Chúa, bởi chỉ có Chúa chúng ta mới
có sức mạnh để chiến đấu với mọi thử thách. Chính Chúa Giê-su cũng đã nói:
“Không có Thầy anh em chẳng làm được gì cả”(Ga 10, 5). Như vậy, mỗi chúng ta phải
biết lấy Chúa làm trung tâm của đời mình, để nhờ Người và trong Người chúng ta
đi vào tương quan mật thiết với Chúa và kín múc nguồn sức mạnh nơi Ngài để bước
qua mọi khó khăn.

Bên
cạnh đó, Chúa Giê-su con đòi hỏi tinh thần và thể xác nơi các môn đệ phải biết
vượt qua mọi thế tục trần gian, và biết cam chịu mọi đau khổ trong cuộc đời vì
danh Đức Kitô. Đó là việc không vướng víu đến những của cải vật chất hay những
tình cảm đời thường, mà cần phải có sự cắt tỉa những sự cám dỗ phù vân. Như
thánh Phaolô đã quả quyết rằng: “Tôi coi tất cả là thiệt thòi so với mối lợi được
biết là Đức Kitô”. Chính thánh nhân đã cảm nghiệm được phần thưởng cao quý khi
bước theo chân Chúa, cho nên, dầu có khó khăn, nguy hiểm, bách bớ, đánh đập thì
ngài vẫn cam lòng chịu đựng và vượt qua tất cả bằng sự phó thác vào quyền năng
Chúa. Điều này, đã làm cho thánh nhân thốt lên rằng: “Ai có thể tách tôi ra khỏi
tình yêu của Đức Kitô? Phải chăng là gian truân, khốn khổ, đói rách, nguy hiểm,
bắt bớ, gươm giáo?”(Rm 8, 35). Mặc dầu, ngài biết con đường theo Chúa khó khăn
và nguy hiểm khi ngài nói: “Vì Ngài mà mỗi ngày chúng con bị giết, bị coi như bầy
cừu để sát sinh”(Rm 8, 36), nhưng chính vì tình yêu vào Đức Kitô, Đấng đã hiến
dâng mạng sống làm giá cứu chuộc muôn người, thì chính thánh nhân cũng phải làm
như vậy.

Trong
xã hội ngày hôm nay, khi mà con người đang chìm ngập trong những danh vọng ha
những chức sắc hư ảo nơi trần gian, điều này, đã và đang làm cho họ xa lìa tình
yêu Thiên Chúa và mất đi sự bình an giữa dòng đời. Cho nên, mỗi người Kitô được
mời gọi trở nên men và muối cho đời, đem sự bình an gieo vào lòng nhân loại: “Ðể
con đem yêu thương vào nơi oán thù, đem thứ tha vào nơi lăng nhục, đem an hòa
vào nơi tranh chấp, đem chân lý vào chốn lỗi lầm. Ðể con đem tin kính vào nơi
nghi nan, chiếu trông cậy vào nơi thất vọng, để con rọi ánh sáng vào nơi tối
tăm, đem niềm vui đến chốn u sầu.”(Kinh Hòa Bình). Chúng ta, phải biết canh tân
sự hiện diện của mình qua việc thông truyền lời Chúa đến cho những người chưa
nhận biết danh Ngài. Hơn nữa, qua các việc làm bác ái, yêu thương và sẻ chia với
những người nghèo khổ, chúng ta đang thực thi Đức ái Kitô giáo giữa lòng nhân
loại.

Cũng
vậy, đạo Công giáo là đạo yêu thương. Cho nên, chúng ta không phân biệt và loại
trừ một ai, nhưng biết đón nhận những khuyết điểm của nhau để giúp nhau thăng
tiến trong cuộc sống. Đối với những người ghen ghét, hận thù với chúng ta, hay
sự khác biệt về màu da, sắc tộc và tôn giáo, chúng ta cũng phải có trách nhiệm
yêu thương, cầu nguyện và giúp đỡ họ. Qua việc lắng nghe, đối thoại để từ đó
giúp nhau tiến về cội nguồn sống là Chân, Thiện, Mỹ.

Ước
mong rằng, mỗi người chúng ta không quản ngại mọi khó khăn, thử thách và nguy
hiểm trong việc rao giảng lời Chúa và đem yêu thương vào nhân loại. Nhờ đó, như
phương thức hữu hiệu nhất để chúng ta trở nên ánh sáng phản chiếu Đức Ki-tô
ngay giữa nhân loại. Amen!

Mọn
Hèn