Điều này, dẫn đến sự chia rẽ, xung đột
thậm chí là chém giết lẫn nhau để bảo vệ cho cái tôi danh dự của bản thân. Thật
là điều đáng kinh khủng, khi chỉ vì những đố kỵ nhỏ nhoi mà biết bao nhiêu người
phải sống trong sự đau khổ và dằn vặt của lương tâm, hơn nữa, không ít người phải chết bởi những sự
trả thù ghê gớm của nhau.
Quả vậy, truyền thống tốt đẹp trong kho
tàng ca dao, tục ngữ Việt nam có nói: “Thương người như thể thương thân” hay “Một
sự nhịn bằng chín sự lành”. Điều này, được chính kinh nghiệm sống mà cha ông
chúng ta đã đút rút nhằm khuyên bảo chúng ta hãy biết lấy yêu thương làm châm
ngôn sống, từ đó, mà biết tha thứ và chịu đựng lẫn nhau. Bởi khi yêu thương,
chúng ta biết nhìn anh chị mình với ánh mắt bao dung, quảng đại và tha thứ, hơn
nữa, chúng ta cũng biết nhìn lại chính bản thân mình với những bất toàn của kiếp
người qua đó biết đồng cảm với nhau hơn. Bên cạnh đó, yêu thương là bản chất vốn
có của con người như nhà thơ Xuân Diệu đã nói: “Đố ai sống được mà không yêu,
không thương, không nhớ ai bao giờ”. Như vậy, con người chỉ lớn lên được nhờ sự
cho đi, cảm thông và sẻ chia cho nhau.
Trong một xã hội mà con người đang bị cuốn
vào vòng xoáy của hận thù và ghen ghét nhau. Nhiều quốc gia, chỉ vì những mâu
thuẫn nhỏ nhoi hay vì lòng tự cao, tự đại của một số tổ chức mà không ngần ngại
trừng phạt hay đàn áp các đất nước nhỏ. Đối với con người, thì sự hận thù không
chỉ diễn ra ở trong tương quan xã hội mà còn trong xóm làng hay gia đình. Tất cả,
như đang biến cuộc sống ở trần gian thành những cuộc chiến, thay vì yêu thương
họ là ghen ghét nhau, thay vì tha thứ họ lại chém giết nhau và thay vì đón nhận
nhau họ lại loại trừ nhau.
Vậy đứng trước những thực trạng trên, là
một hữu thể được hiện hữu trên cõi nhân sinh chúng ta phải làm gì?
Thiết nghĩ, một tấm lòng vị tha và yêu
thương là liều thuốc dung hòa các mối tương quan và kiến tạo một thế giới bình
an. Như nhà văn Luciano De Crescenzo đã nói: “Tất cả chúng ta đều là những
thiên thần một cánh, và chúng ta chỉ có thể bay được nhờ ôm lấy lẫn nhau”.
Thiên thần đại diện cho hòa bình, yêu thương và hiệp nhất, mà chúng ta được
sinh ra thì ví như thiên thần, nhưng chúng ta chỉ có một cánh và muốn bay chỉ
thì chỉ có là che chở và gắn kết với nhau. Hơn nữa, khi con người biết kết hợp
với nhau chúng ta sẽ chiến thắng được những khó khăn, thử thách và rào cản để
tiến tới một nơi chốn tốt đẹp đó là thiên đường.
Dưới nhãn quan Kitô giáo, Chúa Giêsu
luôn mời gọi các môn đệ yêu thương và hiệp nhất với nhau. Sau khi dân làng
Samari không tiếp đón Người thì hai môn đệ Gioan và Gia-cô-bê đã xin lửa từ trời
xuống để trừng phạt và tiêu diệt, nhưng Chúa Giêsu lại quở trách các ông và
nói: “Con người đến không phải để giết, nhưng để cứu chữa người ta” (Lc 9, 56).
Như vậy, bước chân của Chúa Giê-su là bước chân của tình yêu, nơi nào Ngài đi
qua nơi đó tràn ngập sự bao dung, tha thứ và xót thương. Đó là bản chất của
Chúa Giê-su. Nơi người không có sự hận thù, ghen ghét và chia rẽ nhau, thay vào
đó là một tình yêu tự hiến khi hạ mình nhập thể nơi cung lòng Trinh nữ Maria để
thấu hiểu và cảm thông thân phận làm người, cho đến rao giảng, chữa lành và kêu
gọi con người sám hối và đỉnh cao của tình yêu đó là cái chết đau đớn trên cây
Thập giá.
Quả thế, con người không ai là một hòn đảo,
nhưng con người là tổng hợp các mối tương quan. Chính vì thế, con người phải biết
sống với, sống cho và sống vì nhau. Như vậy, chúng ta phải biết sống bao dung,
quảng đại và sẵn sàng tha thứ cho nhau và để cùng nhau bước đi trên con đường
tiến về nhà Cha. Thánh Phao-lô cũng đã quả quyết rằng: “Hãy chịu đựng và tha thứ
cho nhau, nếu trong anh em người này có điều gì phải trách móc người kia. Chúa
đã tha thứ cho anh em, thì anh em cũng vậy, anh em phải tha thứ cho nhau.” (Cl
3,13). Như Chúa Giê-su đã tha thứ cho chúng ta, cho nên chúng ta cũng phải biết
mở rộng lòng ra để đón nhận những thiếu sót nơi tha nhân, nhờ đó mà chúng ta biết
phản chiếu Đức Kitô đến với mọi người, nhất là những người chưa nhận biết Chúa.
Hơn nữa, chúng ta đừng bao giờ chôn vùi
trong lòng sự hận thù nhau ghen ghét nhau, bởi đó là nguyên nhân dẫn con người
đến sự diệt vong. Thánh Phaolô đã khuyên bảo chúng ta rằng: “Ðừng để cho sự ác
thắng được mình, nhưng hãy lấy thiện mà thắng” (Roma 12:21). Điều này, nhắc nhở
chúng ta rằng hãy biết lấy Đức Kitô làm trung tâm của đời mình, để nhờ Người và
trong Người chúng ta kín múc được nguồn sức mạnh là vũ khí để chống lại các mối
hận thù trong cõi lòng của chúng ta. Hơn thế nữa, khi chúng ta dung hòa được
các mối hận thù nơi con người của mình chính là lúc chúng ta can đảm ra đi để
loan báo Tin mừng tình thương đến với muôn dân nước.
Chính Thánh giáo Hoàng Gioan Phaolô II
đã để lại cho chúng ta về mẫu gương của sự tha thứ và yêu thương nhau. Sau khi
thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II bị ám sát, vào ngày 13/5/1981, mặc dù giữa
ranh giới sự sống và cái chết, nhưng ngài không nghĩ tới mình mà ra sức cố gắng
để tha thứ cho người đã ra tay ám sát ngài. Chính hành động này, đã cảm hóa được
người tội nhân biết ăn năn, nhìn nhận và sửa đổi bản thân. Như vậy, chính tình
yêu làm triển nở và hàn gắn các mối tương quan giữa con người với nhau.
Ước mong rằng, ngày hôm nay chúng ta
cũng biết sống với thái độ yêu thương và tha thứ cho nhau, qua đó, biết can đảm
ra đi loan báo Tin mừng Chúa đến với muôn dân nước. Đặc biệt, yêu thương đó là
bản chất cần thiết để chúng ta lên đường tiến lên thành Giêrusalem như xưa Chúa
đã đi. Amen!
Mọn Hèn