Chúa Giêsu Kitô đã dạy các môn đệ cách cầu nguyện. Trong lời kinh đó, Ngài dạy họ gọi Thiên Chúa là “Lạy Cha chúng con”. Mỗi khi đọc “Kinh Lạy Cha”, chúng ta hãy nhớ rằng mình là con cái Thiên Chúa và Thiên Chúa là Người Cha hằng yêu thương chúng ta.

JESUS-PRAY-PRAYER.jpg

Trong Tin mừng theo thánh Luca, có một dụ
ngôn giúp chúng ta nắm bắt được ý nghĩa sâu xa của tình phụ tử Thiên Chúa (Lc
15,11–32). Trước kia, dụ ngôn này được gọi là Dụ ngôn Người con hoang đàng,
nhưng ngày nay được gọi là Dụ ngôn Người cha nhân hậu, rất giàu tình thương và
lòng quảng đại. Thật sự, trung tâm của dụ ngôn không phải người con đã bỏ cha
mình để đi xa, “[người con thứ] thu góp tất cả rồi trẩy đi phương xa. Ở đó anh
ta sống phóng đãng, phung phí tài sản của mình”.
Không, nhân vật trung tâm của
câu chuyện là người cha hằng yêu thương con mình dù nó làm bất cứ điều gì.

Xã hội chúng ta có quá nhiều hình ảnh
tiêu cực về Thiên Chúa, làm tổn hại đến con người: Thiên Chúa là kẻ độc tài,
Thiên Chúa xa cách và không màng đến chúng ta, Thiên Chúa quyền lực, hạ bệ và
hành hạ con người, Thiên Chúa như một nhà thông thái rởm và thậm chí tàn nhẫn,
luôn sẵn sàng nặng tay trừng trị kẻ tội lỗi, v.v..

Vị Thiên Chúa mà chúng ta có thể được
phép gọi là “Cha chúng con” hoàn toàn khác bởi vì Ngài được xác định bằng một
loại tình yêu vĩnh cửu, trao ban nhưng không, và “phi lý trí”; một tình yêu vượt
mọi kỳ vọng, đánh giá, và mơ ước của nhân loại. Việc trở lại và phân tích dụ
ngôn người cha hào phóng nhắc  nhớ chúng
ta về Thiên Chúa như là Cha của chúng ta và chúng ta nhận thấy một số chi tiết
kinh ngạc có thể xóa đi bất kỳ sợ hãi và lo lắng, cho chúng ta niềm tin và tự
do, cũng như giúp gia tăng lòng khao khát lớn lao thường xuyên đọc “Kinh Lạy
Cha”.
Sau đây là những chi tiết đầy sức hấp dẫn:

• Dụ ngôn viết: “Anh còn ở đàng xa, thì
người cha đã trông thấy. Ông chạnh lòng thương”.
Người cha đứng ngoài cửa và
chúng ta có thể hình dung mỗi ngày ông đứng đó, không thôi hy vọng thấy người
con trở về với mình. Một cách diễn tả tình yêu đẹp biết bao!

• Khi yêu cầu được nhận phần gia tài của
mình, chẳng phải người con thứ muốn người cha chết hay sao? Tuy nhiên người cha
đã chấp thuận yêu cầu của đứa con bất kính, chỉ vì tình yêu.

• Người cha đã già nhưng vẫn có sức chạy
đến gặp người con, giống như anh thanh niên chạy đi gặp vị hôn thê mà anh đã
không gặp từ lâu. Tôi nghĩ người cha đã chạy với đôi chân còn khỏe hơn anh
thanh niên.

• Thật khác thường khi một người lớn tuổi
chạy đến gặp một người trẻ hơn. Đây sẽ là điều xúc phạm đối với người lớn tuổi
và thiếu giáo dục đối với người trẻ. Nhưng người cha này quan tâm đến đứa con
“đi hoang” hơn là các tiểu tiết văn hóa.

• Người cha không buộc con mình phải tự
vấn lương tâm. Ông không hỏi con đã sa lầy đến mức nào, hay là con trở về vì
yêu thương hay vì miếng ăn. Ông cũng không nói: “Con còn dám tái phạm không,
hay đây là lần cuối cùng của con”.
Ông chấp nhận con mình với tình thương, những
cảm xúc khôn vời, và vui sướng.

• Để tôn vinh tình thương dành cho người
con, người cha đã yêu cầu tổ chức ăn mừng linh đình với đầy tràn đồ ăn ngon và
thực sự vui mừng.

Với Đức Giêsu, Thiên Chúa Đấng ngự nơi
trung tâm cõi lòng và cuộc sống của Ngài, chính là Cha của Ngài cũng như của mọi
người. Đó là lý do tại sao Đức Giêsu năng cầu nguyện với Chúa Cha và thánh Luca
rõ ràng đã cho thấy điều này: “Có một lần Đức Giêsu cầu nguyện ở nơi kia. Người
cầu nguyện xong, thì có một người trong nhóm môn đệ nói với Người: ‘Thưa Thầy,
xin dạy chúng con cầu nguyện, cũng như ông Gioan đã dạy môn đệ của ông’” (Lc
11,1).
Đức Giêsu đáp lại ao ước này và dạy họ lời kinh: “Lạy Cha chúng con”.

Kinh Lạy Cha mà chúng ta đọc là theo bản
văn của thánh Mátthêu, (Mt 6,9–13): “Lạy Cha chúng con ở trên trời, chúng con
nguyện danh Cha cả sáng, nước Cha trị đến, ý Cha thể hiện dưới đất cũng như
trên trời. Xin Cha cho chúng con hôm nay lương thực hằng ngày, và tha nợ chúng
con như chúng con cũng tha kẻ có nợ chúng con. Xin chớ để chúng con sa chước
cám dỗ, nhưng cứu chúng con cho khỏi sự dữ”.

Qua lời chuyển cầu của Mẹ Maria, chúng
ta cầu xin cho mình được sống và hành xử như con cái Thiên Chúa.

Chuyển ngữ: ĐCV Sao Biển

Cha John Taneburgo – Dòng Thừa sai
Comboni