Khi chúng ta biết
câu chuyện sâu đậm của thầy phó tế Peter Hepp, 59 tuổi, chúng ta bước vào thế
giới của những người mù-điếc, một dạng khuyết tật phức tạp ít được biết đến.
Sinh ngày 30 tháng 6 năm 1961 tại Rottweil, Đức, ngoài việc ít nói, Peter phát
triển bình thường như các em bé khác. Cha mẹ nghĩ con mình bị kẹt gì đó trong hệ
thống tâm lý nên em không diễn tả bình thường được. Cho đến khi Peter lên 3,
bác sĩ mới chẩn đoán em bị điếc hoàn toàn. Chẩn đoán này là cú sốc cho cả nhà.
Trong suốt thời
thơ ấu, Peter giao tiếp khó khăn. Nhưng nhờ trí thông minh trên trung bình nên
em biết cách quan sát mọi người, đoán đúng tâm trạng của họ và hiểu được các cử
chỉ đơn giản của người đối diện. Năm 6 tuổi, em học ở một trường công giáo, trường
này nội trú dành cho trẻ khiếm thính do các nữ tu phụ trách. Thời gian đầu em
thích ứng rất khó khăn, nhưng với thời gian em ổn định cuộc sống và kết bạn với những em bé khiếm
thính khác.
Sau khi học xong
tiểu học, Peter quyết định tiếp tục học gần nhà. Với sự giúp đỡ của một người bạn,
em ghi tên học chuyên viên dựng phim. Chỉ có anh là học sinh khiếm thính duy nhất.
Em bắt đầu thời kỳ cô đơn nặng và bị loại trừ, không ai nói chuyện với em như
thể em là người vô hình. Đây là lúc anh cảm nhận có tiếng gọi: giúp những người
khiếm thính và hiểu rằng chức phó tế là con đường tốt nhất cho mình.
Từ tuyệt vọng trở
lại với đức tin
Một thời gian
sau, Peter nhận thấy thị lực của mình bắt đầu giảm nặng. Và bác sĩ chẩn đoán một
tin xấu. Lần đầu tiên, gia đình nghe tên của một chứng bệnh lạ, hội chứng
Usher, một rối loạn di truyền rất hiếm gặp, đặc trưng do sự kết hợp của điếc hoặc
mất thính lực với suy giảm thị lực tăng dần. Kết quả chẩn đoán làm cho Peter
tuyệt vọng vô cùng và đã có ý định tự tử. Sau đó, anh bỏ dự định làm phó tế để
học bảng chữ cái Braille, giống bảng chữ Lorn. Bảng chữ cái Braille giúp người
mù-điếc giao tiếp: các chữ cái được đặt trên tay của người khuyết tật. Bằng
cách chạm liên tiếp vào các chữ cái, các từ sẽ được hình thành.
Dần dần, Chúa cất
buồn phiền ra khỏi tâm hồn anh. Anh cho thấy dù mù-điếc, anh cũng có thể mang
phúc âm đến cho người khác.
Dần dần, Chúa cất
buồn phiền ra khỏi tâm hồn anh. Anh cho thấy dù mù-điếc, anh cũng có thể mang
phúc âm đến cho người khác. Tìm được bình tâm, cuối cùng anh quyết định phó
thác hoàn toàn vào ơn Chúa và hòa giải được với cuộc sống.
Cú sét
Khi đến bệnh viện
Heidelberg để phẫu thuật cấy ghép máy trợ thính, Peter đã gặp được tình yêu đời
anh. Tên cô là Maïta và cô đang thực tập ở khoa này. Tính thẳng thắn và không
thành kiến của cô gái trẻ đã cuốn hút anh ngay lập tức. Để nói chuyện với anh,
cô muốn học bảng chữ Lorm. Yêu nhau từ cái nhìn đầu tiên. Dĩ nhiên mối quan hệ
này không thể không làm cho gia đình lo ngại. Cha mẹ của Maïta nghi ngờ về sự lựa
chọn của con gái mình, nhưng hai người dứt khoát tiến tới và họ kết hôn theo
nghi thức tôn giáo ngày 29 tháng 8 năm 1998.
Chịu chức
Sau đám cưới,
Peter tham dự các sinh hoạt xã hội dành cho những người điéc và người mù-điếc.
Cha linh hướng Huber không nghĩ Peter có thể thành phó tế. Tuy nhiên, cha hiểu,
đây đích thực là tiếng gọi của Chúa. Khi đó cha quyết định nâng đỡ anh Peter,
giúp anh thực hiện ước mơ của mình. Tháng 9 năm 2000, Peter trở thành tuyên úy
của người mù-điếc. Với quyết tâm và lòng kiên trì, anh nhận được sự giúp đỡ của
giáo xứ của anh, họ trợ cấp tài chánh để anh trả tiền cho các thông dịch viên
chuyên ngành. Sau khi thi xong, cuối cùng anh được phong phó tế ngày 7 tháng 6
năm 2003.
Nhờ Maïta, nhờ sự
giúp đỡ của bạn bè, nhưng trên hết là nhờ đức tin vào Chúa và lòng quyết tâm
cao độ, Peter đã tìm được ý nghĩa cuộc sống và hoàn thành thiên chức làm phó tế
cho người điếc và người mù-điếc. Thầy phó tế Peter viết trong quyển tự truyện của
mình: “Chúa đã hóa giải tất cả những trở
ngại đã cản con đường tôi,”
Giuse Nguyễn
Tùng Lâm dịch
(phanxico.vn
05.11.2021/ fr.aleteia.org,
Magdalena Wojewódzka, 2021-10-31)