Khi nói đến Dòng Ba Cát Minh, chúng ta đang thực sự nói về một “Ơn Gọi” trong số những ơn gọi trong lòng Giáo Hội.


CATMINH.jpg

Sở dĩ Dòng Ba Cát-minh cũng
là một ơn gọi như các ơn gọi khác vì lời mời gọi đến với Dòng Ba Cát-minh là
lời mời gọi đến với: Cầu Nguyện, Cộng đoàn, và Phục Vụ, và
phải được thấm nhuần với một sự tận hiến đặc biệt cho Đức Maria. Hay nói khác
đi, anh chị em Dòng Ba Cát-minh chia sẻ cùng một linh đạo với các tu sĩ
Cát-minh, dù bậc sống của họ có thể khác với các tu sĩ trong nhà Dòng. Hay
chúng ta cũng có thể khái quát ơn gọi Dòng Ba như sau:

Dòng Ba Đức Trinh Nữ Maria Núi Cát-minh chủ
yếu là hiệp hội của các anh chị em giáo dân. Đáp lại tiếng gọi đặc biệt của
Chúa, các thành viên Dòng Ba tự do và tự nguyện tận hiến bản thân “để sống
theo Chúa Giêsu Kitô” theo truyền thống và tinh thần Cát-minh dưới quyền
Bề Trên Tổng Quyền Dòng Cát-minh. Các thành viên, mặc dầu không sống trong đời
tu (Religious life), chọn dấn thân cam kết dưới ánh sáng của Bí Tích Thánh Tẩy
theo linh đạo Dòng Cát-minh. Linh đạo Cát-minh nhấn mạnh đến sự thanh khiết của
tâm hồn và “Vacare Deo” – trở nên trống rỗng để chính Thiên Chúa lấp
đầy. Ơn gọi Cát-minh, một lời mời gọi tìm kiếm thánh ý Thiên Chúa trong những
cảnh ngộ của cuộc sống thường ngày, làm cho người mang theo linh đạo Cát-minh
bén rễ sâu vào trong tình mến đối với tất cả những ai đang cùng sống và làm
việc với họ, trong việc tìm kiếm sự hiện diện của Thiên Chúa ở mọi hoàn cảnh,
và trong tình liên đới dân Chúa mọi nơi.
 (Từ Phần I, Chương 1, Mục 1 của Qui Chế Tỉnh Dòng
x. 2)

Vậy những ai có thể là hội viên Dòng Ba
Cát-minh?

– Mọi người đến từ mọi nẻo đường của cuộc
sống.

– Thuộc đủ mọi trình độ văn hóa.

– Cả nam lẫn nữ.

– Thuộc đủ mọi lứa tuổi.

– Tất cả được lôi cuốn đến với tinh thần
Cát-minh chỉ với một ước muốn nồng nàn đó là được tăng triển trong tương quan
của mỗi người với Thiên Chúa.

– Tất cả đều bộc lộ một sự tận hiến chân
thành và một lòng mến đối với Nhà Dòng và với Mẹ Maria.

Ơn gọi Dòng Ba Cát-minh thực chất cũng
là hành trình tìm kiếm và xây dựng tương quan với Thiên Chúa như
chính các tu sĩ trong Nhà Dòng ở một cấp độ khác. Hay nói khác đi, đây là một
tiến trình thánh hóa bản thân, làm cho tương quan giữa mình với Thiên Chúa ngày
càng gần gũi hơn, đẹp hơn, và dĩ nhiên mang lại ý nghĩa cho cuộc sống bản thân
hơn. Một khi tuơng quan với Chúa đã được xây dựng cách tốt đẹp, chúng ta cũng
tin rằng tương quan của chúng ta với tha nhân trong đời sống hằng ngày chắc
chắn cũng diễn tiến tốt đẹp.

Chúng ta có thể sẽ tự hỏi: có cần thiết phải
có Dòng Ba hay không? Sự thiết yếu của Dòng Ba Cát-minh với đời sống Kitô Giáo
và với Giáo Hội Công Giáo hôm nay được minh hoạ qua chứng từ của các thành viên
nơi cách thức tận hiến hết lòng cho Chúa và kế hoạch của Chúa, nơi việc suy gẫm
về Đức Giêsu trong chiêm niệm của mỗi ngày sống, và nơi việc thực hiện nếp sống
Cát-minh hàng ngày. Qua việc thánh hóa bản thân, người Cát-minh ước muốn dùng
chính đời sống mình trong ơn Chúa mà cải biến môi trường chung quanh.

Vì vậy Dòng Cát-minh luôn mời gọi để ngày
càng có nhiều người tham gia vào việc sống tinh thần Cát-minh. Hy vọng bằng
việc sống và quảng bá tinh thần Cát-minh, chúng ta sẽ cùng nhau biến đổi thế
giới của chúng ta, khởi đi từ gia đình, cộng đoàn, Giáo Hội và xã hội.

VÀI NÉT VỀ HỘI DÒNG BA
CÁT-MINH

Là một Hội Dòng chuyên:

“CẦU NGUYỆN và HY
SINH”

I./.ĐIỀU KIỆN GIA NHẬP.

Qua các giai đoạn sau:

– Tìm hiểu: từ 08 tháng cho đến một năm.

– Mặc áo dòng nhỏ, vào năm thứ 2.

– Tuyên hứa: tiếp tục sinh hoạt đều đến năm
thứ ba

– Khấn tạm: giữ trọn lời khấn một năm

– Khấn vĩnh viễn: Được tuyển chọn chỉ có giá trị
khi bạn giữ trọn các nhân đức: Vâng lời-Khó nghèo-Khiết tịnh. Đây là giai đoạn
mặc áo dòng lớn.

Hội viên Dòng Ba Cát-minh không được phép
tham gia vào các dòng: Phan sinh, dòng Đa Minh.

Có quyền tham gia sinh hoạt phục vụ các đoàn
thể như: Hội Các Bà Mẹ Công giáo, Lêgiô, Hội Thánh Tâm và các Hội đoàn khác…

II./.Ý NGHĨA LỜI KHẤN

– Vâng lời: Hoàn toàn sẵn
sàng vâng theo ý Chúa định “Này con xin vâng và phó thác.”

– Khó nghèo: Biết từ bỏ mình
để phục vụ anh em, biết chia sẻ của cải cho người nghèo.

– Khiết tịnh: Dù độc thân
hay đã lập gia đình, có trách nhiệm làm tròn bổn phận về tinh thần cũng như thể
xác.

Lời khấn như là một sợi dây chuyền xuyên suốt
và nối kết các thành viên toàn dòng với nhau để sống một cách hoàn hảo, mật
thiết; siêng năng lần chuỗi Mân côi, giúp đỡ người xung quanh nghèo khó tuỳ
hoàn cảnh và điều kiện.

III./.MỤC ĐÍCH DÒNG BA CÁT-MINH.

1/. Là để tập luyện yêu mến Chúa và
giúp đỡ các linh hồn
; chuyên chăm cầu nguyện và hy sinh.

Mỗi ngày nguyện ngắm 15 phút và đọc 07 kinh
Lạy Cha buổi sáng, 15 kinh Lạy Cha buổi chiều, 07 kinh Lạy Cha buổi tối.

Lần chuỗi Mân côi, ngắm Đàng Thánh Giá, lãnh
bí tích Thánh Thể và giải tội thường xuyên.

2/.Tinh thần Hội Dòng Cát-minh là kín đáo, âm
thầm, khiêm tốn, không phô trương, chấp nhận chỗ rốt hết và bị lãng quên.

Bài đọc thêm 1 

DÒNG BA CÁT-MINH

DÒNG DÀNH CHO GIÁO DÂN TẠI
THẾ

Dòng Ba Cát-minh là một tổ chức tập hợp những
anh chị em giáo dân sống ở giữa đời, theo đuổi sự hoàn thiện phúc âm theo đường
lối tu đức của Thánh Têrêsa Avila.

Thành viên của Dòng Ba được gọi nên thánh
theo đoàn sủng và giáo huấn của Đấng Thánh Sáng Lập Dòng với những đặc
điểm: Tin tưởng và phó thác vào tình thương của Thiên Chúa, thực hành
nguyện ngắm, khổ chế do việc từ bỏ mình, quảng đại trong đức ái huynh đệ và
nhiệt thành làm việc tông đồ. 
Các giá trị này được thực hiện trong
cuộc sống thân tình với Đức Maria, Mẹ Thiên Chúa, và dưới sự phù trợ từ mẫu của
Người. Thành viên Dòng Ba được tổ chức thành huynh đoàn để sống và biểu lộ sự
hiệp thông trong cùng một lý tưởng, giúp nhau về phần thiêng liêng và giữ mối
liên hệ với toàn Dòng, sinh hoạt mỗi tháng một lần.

Nội quy của Dòng Ba bao gồm những điểm chính
như sau:

Việc thiêng liêng: Nguyện gẫm mỗi ngày nửa giờ, đọc và suy
niệm Thánh kinh, đọc các giờ Kinh phụng vụ gồm Kinh Sáng, Kinh Chiều và Kinh
Tối. Được phép thay thế các giờ Kinh phụng vụ bằng: 7 kinh Lạy Cha (Kinh Sáng);
15 kinh Lạy Cha (Kinh Chiều); 7 kinh Lạy Cha (Kinh Tối). Tham gia các việc đạo
đức trong họ đạo như các tín hữu khác. Hăng say trong công tác tông đồ của xứ
đạo.

Sinh hoạt: Hằng tháng hay dịp lễ của Dòng, các thành viên Dòng
Ba quy tụ nhau để: học Luật Dòng, tĩnh tâm, cử hành nghi thức mặc áo, khấn.

Gia nhập: Ứng viên không giới hạn tuổi tác, không mắc lời
khấn trong một Dòng khác, tự mình tìm hiểu hoặc có sự giới thiệu để tiếp xúc
với một huynh đoàn. Sau 12 lần tham dự các buổi họp hàng tháng, ứng viên được
nhận vào giai đoạn tập sự bằng nghi thức mặc áo. Sau 2 năm thụ huấn
được tuyên hứa tạm. Tiếp theo là 3 năm thụ huấn để được khấn
tạm
. Sau 1 năm khấn tạm sẽ được tuyên khấn vĩnh viễn.

Thành viên Dòng Ba Cát-minh được hưởng nhờ
mọi ơn ích thiêng liêng thông hiệp với Dòng Nhất và Dòng Nhì.

Bài đọc thêm 2

A. LỊCH SỬ LỄ ĐỨC MẸ NÚI CÁT MINH

Núi Cát-Minh nằm cách Nazaret 30 cây số, nơi
giáp ranh giữa Samaria và Galilê. Từ Cát-Minh phiên âm từ tiếng HyBá:
”Karem-El”, nghĩa là “Vuờn nho của Thiên Chúa, biểu tượng ân sủng của Thiên
Chúa. Nơi đây 800 năm trước Công lịch, tiên tri Elia đã sống ẩn dật và cầu xin
với Thiên Chúa được một trận mưa cứu dân Chúa thoát cơn đại hạn kéo dài ba năm
và từ ngày đó, núi Cát-Minh được coi như một thánh địa. Các môn đệ của Elia
tiếp tuc lối sống khắc khổ của tổ phụ, ngày đêm chăm lo cầu nguyện, hy sinh chờ
ngày Đấng Cứu Thế ra đời. Và khi Đấng Cứu thế giáng trần, lớp ẩn sĩ trên núi
nầy cũng có mặt trong số những người tin theo Phúc âm Chúa Giêsu.

Tục truyền, sau khi Chúa về trời, Đưc Mẹ đến
núi Cát-Minh để nâng đở các vi ẩn sĩ nầy. Để biết ơn Mẹ, họ xây một Đền Thờ
dâng kính Mẹ và chọn Mẹ Núi Cát-Minh làm Quan thầy của họ. Đến thế kỷ thứ XII,
một dòng tu được thành lập ở đây và được các Đức Giáo Hoàng công nhận.

Năm 1225 quân Thổ đánh phá xứ Palestine, các
ẩn sỉ phải tản mác khắp nơi. Giữa lúc gặp thử thách,Thánh Ximon Cột, tu viện
truởng của Dòng, ngày đêm khẩn cầu cùng Đức Mẹ Núi Cát-Minh, Quan thầy của
Dòng. Đêm 16 tháng 7 năm 1251, Đức Mẹ hiện ra trao cho Thánh Ximon Cột, tại
Aylesford trong nước Anh, hai miếng nhung nhỏ, có hai giây đính lại với nhau.
Đức Mẹ phán: “Con hãy nhận lấy áo nầy làm áo riêng của Dòng Mẹ, cũng là
dấu Mẹ yêu thương phù hộ Dòng Cát Minh và những người thuộc về Dòng nầy.”

B. ÁO ĐỨC MẸ

Tấm áo mà Mẹ trao cho con cái Mẹ rất giản dị,
nhưng Mẹ đã đặt vào đó những đặc ân hết sức quý báu đó là:

– ơn được Đức Mẹ nhận làm con riêng và đặc
biệt phù trợ;

– ơn được thông công với những công đức của
Dòng Cát Minh;

– ơn được Đức Mẹ cứu khỏi luyện ngục ngày thứ
7 sau khi qua đời nếu giữ được đức khiết tịnh theo đấng bậc mình, đọc kinh nhật
tụng kính Đức Mẹ, chay lòng kiêng thịt những ngày Giáo Hội chỉ định;

– ơn được khỏi lửa hỏa ngục, nghĩa là khi hấp
hối mà còn mắc tội trọng sẽ được ơn thống hối cách trọn.

C. TỔ CHỨC

ĐGH cho lập ngành thứ ba goi là DÒNG BA. Như
vậy dòng Cát Minh có :

1- ngành 1 dành cho nam đan sĩ

2- ngành 2 cho nữ đan sĩ

3- ngành thứ ba giành cho giáo hữu nam nữ gọi
là Dòng Ba Cat Minh.

D. LINH ĐẠO DÒNG BA CÁT MINH

Dòng Ba Cát Minh còn gọi là Cát Minh tại thế
gồm những Kitô hữu được ơn gọi dấn thân theo đuổi sự hoàn thiện Phúc Âm ở giữa
đời.

Qua nghi thức mặc áo Dòng, nhất là qua lời
Tuyên Hứa và Khấn, các thành viên Dòng Ba Cát Minh hoàn toàn thuộc về gia đình
Dòng Cát Minh. Họ được hiệp thông với những ơn ích thiêng liêng, tham dự vào
cùng một sứ mạng và cùng một ơn gọi của Dòng Cat-Minh trong Giáo hội.

1- ĐỜI SỐNG CHIÊM NIỆM VÀ CẦU NGUYỆN

Thành viên Dòng Ba được gọi nên thánh theo
đoàn sủng của Đấng Thánh lập Dòng với những đặc điểm như: Cầu nguyện liên lỉ,
các thành viên chọn sống trước sự hiện diện của Chúa theo cách sống cũa tiên
tri Êlia là tổ phụ của Dòng trên núi Cát Minh và trong việc đọc sách thiêng
liêng, ngõ hầu tăng thêm “kiến thức siêu việt về Đức Kitô” (P1.3,8)

2 – ĐỜI SỐNG PHỤNG VỤ

Tham dự liên lỉ vào Mầu nhiệm Vượt Qua, đời
sống Phụng vụ củng cố các thành viên Dòng Ba trong việc dấn thân hằng ngày để
theo Chúa Kitô chịu đóng đinh và Phục Sinh.

3 – VỚI ĐỨC MARIA

Luôn sống thân tình với Đức Maria, thành viên
Dòng Cát Minh biểu lộ ra bên ngoài cuộc sống ấy bằng mang áo Đức Mẹ Cát Minh.
Tuy nhiên, với lý do chính đáng có thể mang ảnh thay thế Áo Đức Mẹ Cát Minh.

4- CHAY TỊNH

Thành viên Dòng Ba được mời từ bỏ mình bằng
cách vác thập giá mình hằng ngày, kết hợp với hy tế của Đức Kitô.

5 –ĐỜI SỐNG CỘNG ĐOÀN HUYNH ĐỆ

Dòng Ba thường tập họp lại thành Huynh Đoàn
để giúp nhau về phần thiêng liêng, giữ mối liên hệ với toàn Dòng.

Dòng Ba quyết tâm noi gương Giáo hội tiên
khởi tại Gierusalem, hiệp thông huynh đệ với tất cả mọi thành viên khác trong
toàn Dòng.

6- SỐNG PHỤC VỤ GIỮA THA NHÂN

Là Dòng chiêm niệm, nhưng không quên sứ mạng
phục vụ anh em nhứt là những ai đau khổ và góp phần cứu rỗi các linh hồn, vì
thành viên Dòng Ba Cát Minh tìm kiếm nhan Thiên Chúa giữa lòng trần gian.

Cầu nguyện và việc Tông đồ không thể tách rời
nhau nhưng bổ túc cho nhau.

7 – HUẤN LUYỆN VÀ SINH HOẠT

a- Họp mặt hằng tháng hay dịp lễ của Dòng:

– Lễ Hiển Linh tháng giêng

– Lễ Thánh Giuse, 19 tháng 3

– Lễ Đức Mẹ Cat Minh, 16 tháng 7

– Lễ Terexa Hai Đồng, 1 tháng 10

– Lễ Mẹ Thánh Terexa Avila, 15 tháng 10

– Lễ Các Đẳng Dòng, tháng 11

– Lễ Thánh Gioan Thánh Gia, 14 thàng 12

– Lễ Giáng Sinh.

b- Các thành viên Dòng Ba tập hợp về:

* Đan viện Cát Minh Saigon, Tôn Đức Thắng,
Quận I, Sài Gòn vào Chúa Nhựt thứ ba trong tháng.

* Hay nhà thờ Mẹ Lên Trời – 31 Trần đình Xu,
quận I ,Saigon ( lý do vì số thành viên quá đông) vào Chúa nhựt thứ 2 trong
tháng, để:

– Học hỏi luật Dòng, dâng Thánh lễ, cử hành
các nghi lễ : Mặc áo, Tuyên Hứa, Khấn tạm, Khấn vĩnh viễn, Tĩnh tâm. . .

– Nếu ở xa quá có thể xin hội họp tại Xứ đạo
mình với sự hướng dẫn của Cha Xứ cũng là cha linh hướng địa phương .