Dạy giáo lý chuẩn bị Rước lễ lần đầu không phải là một hoạt động ngoại khóa như bao hoạt động khác. Đối với trẻ em điều đó có nghĩa là khám phá ra kho tàng của Bí tích Thánh Thể.

chuan-bi-cho-tre-em-bat-dau-hoc-giao-ly-nhu-the-nao.jpg

Marko Vombergar |
Aleteia

Một khóa học mới bắt đầu, và các gia đình
chúng ta tự tổ chức để dung hòa tốt nhất lịch trình của người lớn và trẻ em
nhằm tìm ra sự phù hợp giữa thời gian dành cho học tập, làm việc và thời gian
dành cho gia đình.

Trong số các hoạt động tại nhà của các em,
cũng phải kể đến việc bắt đầu dạy giáo lý để chuẩn bị Rước Lễ lần đầu, thời
gian dài hay ngắn tùy theo mỗi giáo phận, trong đó trẻ em được huấn luyện điều
cần thiết và phù hợp với lứa tuổi để tiếp cận với Bí tích Thánh Thể lần đầu
tiên.

Một chỉ dẫn

Trong trường hợp này, với tư cách là cha mẹ,
những người sống đức tin cách gắn kết và kiên định chúng ta nên truyền lại cho
con cái của mình một số ý tưởng:

• Việc dạy giáo lý sắp bắt đầu không phải là
một hoạt động ngoại khóa như nhiều hoạt động khác, nên cần phải được ưu tiên
hơn các hoạt động khác, không nên chèn vào khoảng trống của những tuần rảnh
rỗi.

• Việc dạy giáo lý giống như chúng ta làm ở
nhà, đặt Chúa Giêsu ở vị trí đầu tiên. Các em sẽ học cách đối xử với Chúa
Giêsu, và có một cuộc gặp gỡ cá nhân với Ngài.

• Do đó, cần phải chuẩn bị cho các em có dịp:
đến giáo xứ đúng giờ, chào cha sở, chào các anh chị giáo lý viên và các bạn
trong nhóm, và để sao cho trong đầu và trong tâm hồn các em luôn mong muốn được
chào Chúa Giêsu trong nhà tạm ít phút.

• Với tư cách là cha mẹ muốn làm gương, chúng
ta phải thể hiện lòng nhiệt thành thực sự đối với Chúa Giêsu trước mặt các em
và truyền cho chúng niềm tin mà chúng ta đang sở hữu, đang tin và đang sống.
Con cái của chúng ta cần được biết rằng Chúa Giêsu là người lấp đầy tâm hồn và
cuộc sống.

• Khi đi tham dự Thánh lễ Chúa nhật, chúng ta
cố gắng giúp các em có mặt, ổn định vị trí cùng với cả gia đình, cũng như khi
đi học giáo lý, các em cần phải “chỉn chu” và tươm tất.

• Vì việc dạy và học giáo lý thường diễn ra
tại giáo xứ, nên làm sao để các em được đến giáo xứ của mình, nơi các em được
cha xứ, các anh chị giáo lý viên và các gia đình khác biết đến. Ở đó các em
thấy mình được chào đón và cảm thấy thoải mái. Bằng cách này, cộng đoàn chúng
ta được xây dựng.

• Cũng như bất kỳ hoạt động nào khác, việc dạy
giáo lý đòi hỏi phải có một số tài liệu tối thiểu để có thể dạy được. Cũng giống
như khi ghi danh học bóng rổ, bạn cần một đôi giày thể thao phù hợp, để học
giáo lý, bạn cần những cuốn sách và tài liệu giúp bạn đến gần Chúa hơn.

• Cũng cần thắt chặt mối tương quan thân thiết
với các anh chị giáo lý viên của con em mình, giống như ở trường học chúng ta
nói chuyện với các giáo viên hoặc huấn luyện viên thể thao thực hành của các em
vậy.

• Ngay cả khi các anh chị giáo lý viên đó
không phải là giáo viên hay huấn luyện viên đi nữa, nhưng họ còn hơn thế nữa!
Họ là những người mà chúng ta đặt niềm tin tưởng rằng họ sẽ khai mở cho đôi mắt
của con em chúng ta một lộ trình đức tin.

Cuối cùng là các bậc cha mẹ, chúng ta chịu
trách nhiệm chính trong việc truyền lại đức tin cho con cái của mình. Gia đình
của chúng ta là một Hội thánh tại gia, và giáo xứ, đặc biệt là nơi chúng ta
thuộc về, nhưng cũng là Giáo hội nói chung, có thể và phải giúp đỡ các gia đình
dạy giáo lý cho các em.

Đây có lẽ là thách thức mới mà các giáo xứ
phải đối mặt vào thời điểm này: mang lại giá trị và vai trò cho các gia đình
trong sứ vụ loan báo Tin Mừng.

Vì vậy, có thể các giáo xứ nên thay đổi hình
thức dạy giáo lý để giúp các bậc cha mẹ trở thành những giáo lý viên đầu tiên
cho con cái của họ. Để làm được điều này, không có gì tốt hơn và phù hợp hơn là
bắt đầu dạy giáo lý gia đình.

Giuse Võ
Tá Hoàng
chuyển ngữ