Bình an là “hoa trái của Thánh Thần” (Gl 5,22-23), một trong những ân sủng Kinh Thánh hứa dành cho những ai sống gần Chúa.

spring.jpg

Ảnh: artnaturals

Từ “bình an” tiếng Do Thái được dịch sang hầu hết phiên bản tiếng
Anh Cựu Ước có nghĩa là sựtrọn vẹn, đầy đủ và khoẻ mạnh về mọi mặt. Ý nghĩa
trong Tân Ước rộng hơn chính là sự an bình bên trong tâm hồn – một sự kết hợp
của hy vọng, tin tưởng và sự thanh thản nơi tâm trí và tâm hồn. Trong thời đại
ngày nay, loại bình an như thế khó có thể có được.

Không có công thức thần kỳ nào để đạt được
bình an nơi tâm hồn, nhưng luôn có những việc chúng ta có thể làm để nuôi dưỡng
nó.

1. Tin tưởng Chúa

Tin tưởng không tự mình có được. Khi là trẻ
con, chúng ta học tin tưởng cha mẹ bởi vì chúng ta cảm nhận tình yêu của ba mẹ
và được lợi từsự chăm sóc và hiểu biết sâu rộng về cuộc sống của ba mẹ. Chúng
ta tin tưởng những người bạn trung thành luôn ở bên chúng ta. Chúng ta tin
tưởng những người làm kinh doanh mà chúng ta nhận thấy thành thật và đáng tin.
Chúng ta tin tưởng bởi vì những kinh nghiệm chúng ta có được với họ.

Cũng tương tự với Chúa. Càng cởi mở tâm hồn
với Chúa, chúng ta càng cảm nhận được tình yêu thương và sự quan tâm của Ngài.
Càng học hỏi Kinh Thánh và những tài liệu dựa trên Kinh Thánh, chúng ta càng
hiểu rõ hơn về cuộc sống và càng cảm kích sự khôn ngoan và tốt lành của Chúa.
Càng thử nghiệm những lời hứa của Chúa, chúng ta càng có lòng tin vào chúng.
Càng mang những khó khăn của chúng ta đến với Ngài, chúng ta càng học biết cậy
dựa vào Ngài đểNgài giải quyết mọi việc. Càng hiểu rõ về Ngài, chúng ta càng
tin tưởng Ngài; và càng tin tưởng Ngài, chúng ta càng có được bình an nơi tâm
hồn.

2.Đi con đường của Chúa

Khi chúng ta nghĩ đến việc làm vui lòng Chúa
và cố gắng thực hiện, chúng ta có thể trông đợi ơn lành của Ngài. “Chúa
tặng ban ân huệ với vinh quang. Ai sống đời trọn hảo, Người chẳng nỡ từ chối ơn
lành
” (Tv 86,12).Điều đó không có nghĩa mọi việc sẽ đến dễ dàng và diễn ra
trôi chảy, bởi vì nhọc nhằn và gian khổ chính là một phần của cuộc sống. Tuy
nhiên, chúng ta có thể có được bình an nơi tâm trí trong những lúc khó khăn,
bởi vì Chúa đã hứa với chúng ta rằng cuối cùng mọi việc sẽ tốt đẹp. Sự bất an
nơi tâm hồn thường là kết quả của việc ngoan cố, ích kỷ làm theo những kế hoạch
riêng của bản thân trong khi tận sâu đáy lòng, chúng ta biết Chúa muốn điều gì
đó khác cho chúng ta hoặc cho người khác. Điều đó không bao giờ có ích gì.

3. Hãy dâng những khó khăn lên cho Chúa trong
lời cầu nguyện

Chuyển những khó khăn của chúng ta sang cho
Chúa trong lời cầu nguyện có ích cho cả hai phía. Thứ nhất, chúng ta có được sự
trợ giúp của Chúa, sự trợ giúp ấy làm nên mọi sự khác biệt trên thế giới. Nhưng
nó cũng có thêm lợi ích khác chính là lấy đi khỏi chúng ta áp lực phải giải
quyết mọi việc.“Đừng lo lắng gì cả. Nhưng trong mọi hoàn cảnh, hãy đem lời
cầu khẩn, van xin và tạ ơn mà giãi bày trước mặt Chúa. Và…Chúa sẽ ban cho bình
an vượt lên trên hết mọi hiểu biết. Và bình an ấy sẽ điều khiển cách suy nghĩ
và cảm nhận của bạn
” (Pl 4,6-7).

4. Hãy cho những khó khăn thời gian

Cho dù bất cứ điều gì xảy ra đối với chúng ta
và vì bất cứnguyên nhân gì, chúng ta có thể tin chắc rằng Chúa có thể và muốn
mang đến điều tốt đẹp hơn thông qua đó. Cuối cùng, “mọi việc đều sinh ích
cho những ai yêu mến Chúa
” (Rm 8,28). Trong những lúc khó khăn, niềm tin
của chúng ta được củng cố và chúng ta học được sự kiên nhẫn. Không có hai điều
đó – niềm tin và kiên nhẫn – rất khó có được bình an. Đó là lý do tại sao Kinh
Thánh bảo chúng ta hãy tích cực và chờ đợi. “Anh em hãy tự cho mình là chan
chứa niềm vui khi gặp thử thách trăm chiều. Vì như anh em biết: đức tin có vượt
qua thử thách mới sinh ra lòng kiên nhẫn. Chớ gì anh em chứng tỏ lòng kiên nhẫn
đó ra bằng những việc hoàn hảo, để anh em nên hoàn hảo, không có chi đáng
trách, không thiếu sót điều gì
” (Gc 1,2-4).

5. Hãy để quá khứ qua đi

Không thể nào cảm thấy bình an với chính bản
thân hoặc với Chúa một khi chúng ta vẫn còn mang lấy gánh nặng của những lỗi
lầm trong quá khứ.Chúng ta có thể ăn năn hàng ngàn lần và mãi làm việc sám hối,
nhưng chúng ta không thể trải nghiệm được bình an thật sự cho đến khi chúng ta
hoàn toàn chấp nhận rằng Chúa tha thứ mọi lỗi lầm của chúng ta ngay khi chúng
ta xin Ngài. Chúng ta nói: “Con quá xấu”. Chúa nói: “Chính Ta đây, vì danh
dự của Ta, Ta sẽ xoá bỏ các tội phản nghịch của ngươi
” (Is 43,25). “Chúng
ta được bình an với Chúa, nhờ Đức Giêsu, Chúa chúng ta
” (Rm 5,1).

6. Hãy xem nghịch cảnh như là cơ hội

Trong một trong những khoảnh khắc hy vọng
hiếm hỏi của mình, Friedrich Nietzsche tìm ra được chân lý hạnh phúc: “Điều
không giết được tôi, sẽ làm tôi mạnh mẽ hơn
”. Trong quyển sách của mình với
tựa đề Lòng biết ơn: Một con đường của Cuộc sống, Louise L. Hay đã
diễn tả chi tiết hơn: “Cho dù bất cứ việc gì xảy ra xung quanh, chúng ta có
thể lựa chọn phản ứng lại nó theo cách giúp ích cho chúng ta học hỏi và phát
triển. Khi chúng ta xem những khó khăn như những cơ hội để phát triển, chúng ta
có thể biết ơn những bài học chúng ta học được từ những trải nghiệm khó khăn
ấy. Luôn có một món quà trong mọi trải nghiệm. Thể hiện lòng biết ơn cho phép
chúng ta tìm thấy nó
”. Khi chấp nhận tư duy ấy, chúng ta sẽ có cái nhìn
đúng đối với khó khăn, giải thoát chúng ta khỏi sự tiêu cực mà những khó khăn
ấy gợi lên và tìm thấy bình an.

7. Nuôi dưỡng sự thoả mãn

Việc giữ đạo là nguồn lợi lớn đối với ai
lấy cái mình có là đủ
” (1 Tm 6,6). Ai lại chẳng thích “nguồn lợi lớn”? “Giữ
đạo” và “thoả mãn” là điều mọi người thường hay hiểu sai và không ngừng suy
nghĩ. “Giữ đạo” không phải vấn đề mộ đạo hay hoàn hảo.Đó không phải là một trạng
thái vô tội, nhưng là cả một quá trình suốt cuộc đời; nhận ra rằng chúng ta
không giống Chúa Giêsu như lẽ ra nên giống và xin Ngài giúp chúng ta trở nên
tốt hơn. Và “thoả mãn” không phải là hạnh phúc giả tạo hay bản thân cam chịu
mọi thứ diễn ra khi lẽ ra chúng không nên như thế; đó chính là vấn đề yêu Chúa
và tin tưởng Ngài làm cho mọi việc tốt hơn. Đó chính là “tin chắc rằng: Đấng
đã bắt đầu thực hiện mọi công việc tốt lành như thế, cũng sẽ đưa công việc đó
đến chỗ hoàn thành
” (Pl 1,6).

8. Dành thời gian để thinh lặng suy ngẫm

“Hãy cho Chúa thời gian để Người bày tỏ chính
Người cho bạn. Cho bản thân bạn thời gian để thinh lặng trước Ngài, thông qua
Thần Khí, chờ đợiđể đón nhận sự bảo đảm về sự hiện diện của Ngài bên bạn, quyền
năng của Ngài hoạt động nơi bạn. Hãy để [Ngài] tạo ra bên trong tâm hồn bạn một
bầu khí quyển thiêng liêng, ánh sáng thiêng liêng tuyệt trần, để tâm hồn bạn
được làm mới và được thêm sức cho những công việc của cuộc sống hằng ngày”
(Andrew Murray, mục sư và nhà văn Nam Phi (1828-1917)). Trong những lúc thinh
lặng ấy, Chúa có thể đổi mới tâm trí bạn và làm cho bạn trở nên giống Ngài hơn
(x. Ep 4,23; 2 Cr 3,18).

9. Hãy biết ơn

Việc đếm những ơn lành đặt chúng ta vào trạng
thái tích cực. Nó không giải quyết tất cả những vấn đề của chúng ta, nhưng nó
khiến chúng ta thôi tập trung chú ý đến những điều làm chúng ta lo lắng hoang
mang. “Những gì là chân thật, cao quý, những gì là chính trực tinh tuyền,
những gì là đáng mến và đem lại danh thơm tiếng tốt, những gì là đức hạnh, đáng
khen, thì xin anh em hãy để ý
” (Pl 4,8).

10. Làm sâu sắc thêm mối quan hệ giữa bạn và
Chúa Giêsu

Trong buổi tiệc ly với các môn đệ, Chúa Giêsu
biết mình sắp bị bắt và bị đóng đinh, Ngài đã nói với họ: “Thầy nói với anh em
những điều ấy,để trong Thầy anh em được bình an. Trong thế gian, anh em sẽ phải
gian nan khốn khó. Nhưng can đảm lên! Thầy đã thắng thế gian” (Ga 16,33). Bạn
càng biết rõ vềChúa Giêsu thông qua việc đọc Lời Ngài, đặc biệt là bốn sách Tin
Mừng, và thông qua việc trò chuyện với Ngài trong lời cầu nguyện và suy ngẫm,
bạn sẽ càng biết rõ rằng Ngài và Cha Ngài có quyền điều khiển mọi thứ, cho dù
mọi việc trông nhưthế nào đi nữa.

Chúa Giêsu không hứa thay đổi những hoàn cảnh
xung quanh chúng ta, nhưng Ngài hứa ban bình an và niềm vui cho những ai học
biết tin tưởng rằng Chúa thật sự điều khiển mọi việc
. – Merlin Carothers

Thiên Ân dịch