WHĐ (20.11.2023)
Sáng t
hứ Bảy, ngày 18. 11 Đức Thánh Cha Phanxicô đã tiếp kiến các tham
dự viên cuộc họp Quốc gia lần thứ nhất nhằm bảo vệ trẻ vị thành niên và những
người dễ bị tổn thương do Hội đồng Giám mục Ý tổ chức. Với chủ đề “
Vẻ đẹp
bị tổn thương.
Ta sẽ
phục thuốc cho ngươi,
các
thương tích của ngươi, Ta sẽ chữa lành
” (Gr 30, 17), cuộc họp quy tụ các đại diện giáo phận
và miền của các Trung tâm Lắng nghe và Dịch vụ Bảo vệ Trẻ em của Giáo hội Ý.
Sau đây là nội dung bài Diễn văn của Đức Thánh Cha:

DIỄN VĂN ĐỨC THÁNH CHA PHANXICÔ

DÀNH CHO CÁC THAM DỰ VIÊN
CUỘC HỌP NHẰM BẢO VỆ

TRẺ VỊ THÀNH NIÊN VÀ NHỮNG NGƯỜI DỄ BỊ TỔN THƯƠNG

Hội trường
Clementine

Thứ Bảy, ngày 18 tháng 11 năm 2023

Anh chị em thân mến, xin chào anh chị em!

Tôi hân hoan chào
đón
Đức Hồng Y Zuppi, Đức Tổng Giám mục Baturi, Đức Tổng Giám mục Ghizzoni, và tôi xin chào
tất cả anh chị em, đại diện các
giáo
phận và miền
của các Trung tâm Lắng
nghe và Dịch vụ Bảo vệ Trẻ em. Anh chị em
đại
diện cho sự dấn thân của Giáo hội Ý trong việc thúc đẩy văn hóa bảo vệ trẻ vị
thành niên và những người dễ bị tổn thương nhất. Tôi chào mừng anh chị em khi kết
thúc cuộc họp toàn
quốc lần thứ nhất, vào ngày mà trong năm thứ
ba, tất cả các cộng đoàn
giáo hội ở Ý
cùng
tham gia cầu nguyện, xin sự tha
thứ và nâng cao nhận thức về thực
trạng
đau đớn này. Điều này rất quan trọng
vì đó là sự tham gia của toàn thể dân Chúa. Và tôi xin chúc mừng anh chị em đã mau mắn đáp lại lời
mời của tôi, với bản
báo cáo về mạng
lưới làm việc trên địa hạt của anh chị em. Xin
cảm ơn.


Trong cuộc họp này,
anh chị em
đã chọn chủ đề: Vẻ đẹp
bị tổn thương
. “Ta sẽ phục thuốc cho ngươi, các thương tích của ngươi, Ta sẽ chữa lành
(Gr 30
, 17). Trong việc phục
vụ, anh chị em
hãy để mình được hướng
dẫn bởi điều chắc chắn này
như đã được
ngôn sứ Giêrêmia công bố: Chúa sẵn sàng chữa lành mọi vết thương, kể cả vết
thương sâu nhất. Tuy nhiên, để điều này trở
thành hiện thực, chúng ta cần phải hoán cải và nhìn nhận những thiếu
sót của mình. Chúng ta không thể ngừng hành động bảo vệ trẻ vị thành niên và những
người dễ bị tổn thương, đồng thời chống lại mọi
hình thức lạm dụng, dù là lạm dụng tình dục, quyền lực hay lương
tâm. Về vấn đề này, tôi xin gợi ý 3 động từ
, để từ đó rút ra sự hướng dẫn cho mọi sáng kiến đó là: Bảo vệ, lắng nghe chữa lành.

Trước hết, bảo vệ: tích cực can dự vào nỗi đau của người bị thương và đảm
bảo rằng cả
cộng đoàn có trách nhiệm bảo vệ trẻ vị thành niên và
những người dễ bị tổn thương nhất. Tất cả cộng đoàn Kitô hữu, trong sự phong
phú về thành phần và năng lực của mình, cần
tham
gia, bởi vì hành động bảo vệ là một phần không thể thiếu đối với sứ mạng của
Giáo hội trong việc xây dựng Vương quốc của Thiên Chúa. Bảo vệ có nghĩa là hướng
tâm
hồn, cái nhìn và hành động của chính mình để nâng đỡ những người nhỏ bé và bất lực nhất. Đây là một tiến trình đòi hỏi sự
canh tân nội tâm
cộng đoàn, trong công lý và sự thật. Người
bảo vệ, là
người bảo vệ tâm hồn mình, biết rằng “không thể
chấp nhận sự im lặng hoặc che giấu đối với vấn đề lạm dụng
” – đây là một vấn
đề không thể thương lượng – và cũng
người biết rằng điều quan trọng là phải “theo
đuổi việc xác định sự thật và khôi phục công lý trong cộng đoàn
giáo hội, ngay cả trong những trường hợp mà một số hành
vi nhất định không bị coi là tội phạm theo
luật dân sự,
nhưng theo giáo luật
thì có
(x
. CEI-CISM, Hướng dẫn bảo vệ
trẻ vị thành niên và những người dễ bị tổn thương). Bảo vệ cũng có nghĩa là
ngăn ngừa những trường
hợp sai phạm, và điều này chỉ
có thể thực hiện được thông qua hoạt động đào tạo liên
lỉ, nhằm nâng cao nhận thức và lưu tâm đến việc bảo vệ những người yếu đuối nhất. Đồng thời, điều này cũng quan trọng đối với bên
ngoài thế giới mang
tính giáo
hội của chúng ta. Hãy nghĩ xem, theo số liệu thống kê toàn cầu, có khoảng 42 đến
46% hành
vi lạm dụng xảy ra
trong gia đình hoặc khu vực lân cận. Mọi thứ đều bị che
đậy bởi sự im lặng: chú bác, ông bà, anh
em,
Rồi đến thế giới thể
thao, trường học, v.v.

Yếu tố thứ hai là lắng nghe. Để bảo vệ cần phải
biết lắng nghe, gạt bỏ mọi hình thức tự cao
tư lợi. Lắng nghe là một chuyển động của con tim và cũng là một
lựa chọn cơ bản để đặt những người đã hoặc đang đau khổ, cũng như những người
mong manh và dễ bị tổn thương nhất, vào trung tâm của mọi
hành động của chúng ta. Hãy nghĩ đến Chúa Giêsu, Đấng chào đón trẻ em và tất cả
những người “
bé mọn” (x. Mt 19, 14). Lắng nghe các nạn nhân là bước cần thiết để phát triển văn
hóa phòng ngừa, vốn
được hiện
thực hóa
trong việc đào tạo toàn thể cộng đoàn, trong việc thực hiện các thủ tục và thực
hành tốt, trong sự cảnh giác
,
và trong hành động rõ ràng nhằm xây dựng và đổi mới
sự tin tưởng. Chỉ bằng việc lắng nghe nỗi đau của những người đã phải chịu đựng những tội ác khủng khiếp này thì mới mở đường cho sự liên đới và thúc đẩy chúng ta làm mọi cách có thể để đảm bảo sự lạm dụng không tái diễn nữa. Đây là cách thế duy nhất để chúng ta chia sẻ một cách chân thực những
gì đã xảy ra trong cuộc đời của nạn nhân, để cảm thấy mình
được kêu gọi trong việc đổi mới cá nhân và
cộng đoàn. Chúng ta được mời gọi phản ứng mang
tính luân lý, cổ võ và minh chứng cho sự gần gũi với những người bị
tổn thương vì lạm dụng. “
Việc vá lại tấm vải rách của kinh nghiệm trong quá khứ là một hành động cứu độ, hành động của Người Tôi Tớ đau khổ, Đấng không tránh
đau khổ, nhưng tự gánh lấy tội lỗi của tất cả chúng ta
(x. Is 53
, 1-14). Đây là lộ
trình chữa lành và cứu độ: lộ trình thập giá của Đức Kitô
” (Diễn văn dành cho các thành viên của Ủy ban Giáo
hoàng về Bảo vệ Trẻ vị thành niên, ngày mồng
05.05.2023).


Chỉ khi đi theo lộ
trình bảo vệ và lắng nghe thì mới có thể
chữa lành được. Trong thời
đại của
nền văn hóa vứt bỏ đang lan rộng, trái ngược với giáo huấn
của Tin Mừng, các
cộng đoàn
của chúng ta phải là một sự
thúc
đẩy lành mạnh đối với xã
hội, trong khả năng chịu trách nhiệm về những sai lầm trong quá khứ và mở ra những
lộ trình mới. Việc “
chữa lành” các vết
thương cũng là một
việc làm của công
lý. Vì thế
, điều quan trọng
là phải truy tố những người phạm những tội ác như vậy, đặc biệt trong bối cảnh
giáo hội. Và họ cũng có bổn
phận
mang tính
luân lý là phải hoán cải cá nhân sâu sắc, dẫn đến việc nhìn nhận
sự bất trung trong ơn gọi của mình, nối lại đời sống thiêng liêng và khiêm tốn
cầu xin sự tha thứ từ các nạn nhân vì hành động của họ.

Do đó, tôi bày tỏ sự đánh giá cao đối với những thực tại mà anh chị em đại diện, các dịch vụ bảo vệ trẻ vị thành niên, và các trung tâm lắng nghe trên khắp đất nước, như những nơi tham
khảo để tìm kiếm một đôi tai biết lắng nghe. Hãy
tiếp tục nỗ lực nhưng cũng phải đối phó với một điều rất tồi tệ đang xảy ra, đó là phim khiêu dâm sử dụng trẻ
em. Trên thực tế, điều này xảy ra trong tầm tay của
bất kỳ ai trả tiền đều có thể truy cập được bằng điện thoại của họ.
Những phim này được làm
ở đâu? Ai là
người chịu trách nhiệm? Ở quốc gia nào? Xin hãy quan
tâm đến vấn đề này: đây là một cuộc chiến
mà chúng ta phải chiến đấu, vì những điều tồi tệ nhất đang lan truyền qua điện
thoại thông minh của chúng ta. Hãy tiếp tục nỗ lực để bảo đảm rằng những người
bị tổn thương
bởi tai họa lạm dụng có
thể cảm thấy tự
tin quay sang
các Trung tâm lắng nghe, tìm thấy sự chào đón và hỗ trợ có thể xoa dịu vết
thương và canh
tân sự tín nhiệm bị
phản bội của họ. Chữa lành là chia sẻ niềm say mê và kiến thức chuyên môn mang
tính giáo hội với cam kết đào tạo
số lượng nhân viên mục vụ nhiều nhất có thể. Bằng cách này, một sự thay đổi văn
hóa đích thực được thúc đẩy, đặt những người nhỏ bé
và dễ bị tổn thương nhất vào trung tâm của Giáo hội và xã hội. Hành động mang tính giáo hội này của anh chị em có thể
thúc đẩy sự chú ý ngày càng tăng trong toàn

hội Ý về
tai họa này, vốn không may
liên quan đến rất nhiều cả
trẻ vị thành
niên lẫn
người lớn.


Kết quả của cuộc khảo sát về hoạt động của các Dịch vụ và
Trung tâm mà anh chị em
cung cấp
cho tôi hôm nay nêu bật những điều tốt đẹp mà anh chị em biết làm thế nào để thực hiện trong khu vực, khiến mình
trở nên gần gũi với những người phải chịu vết thương rách nát. Những gì anh chị
em đang
thực hiện thật quý
giá đối với các nạn nhân cũng như toàn thể cộng đoàn Giáo hội. Những gì nổi lên
từ những trang này là bằng chứng về một cam kết chung và liên tục. Đây là cách
tạo dựng niềm tin, một
niềm tin đưa đến
sự đổi mới thực sự.

Cuối cùng, tôi xin cảm ơn vì sự hỗ trợ mà anh chị em đang cung cấp cho các Hội đồng Giám mục
khác; cũng như hỗ trợ các kế hoạch của Ủy ban Giáo hoàng về Bảo vệ Trẻ vị thành
niên đối với các quốc gia, đặc biệt là các quốc gia đang phát triển, nơi
khan hiếm nguồn lực để
phòng ngừa và thực hiện các chính sách bảo vệ.

Hãy tiếp tục! Xin hãy tiếp tục: Tôi gần gũi với anh chị em trong công việc của anh chị
em và tôi ưu ái ban phép lành
cho anh
chị em. Tôi hiệp
ý cầu nguyện
cho anh chị em, vì biết
rằng công
việc của anh chị em
không hề dễ dàng. Xin anh chị em đừng quên cầu nguyện
cho tôi, vì công việc của tôi cũng không hề dễ dàng. Xin
cảm ơn.

Nt. Anna Ngọc Diệp,
OP

Dòng Đa Minh Thánh Tâm
Chuyển ngữ từ: vatican.va (18. 11. 2023)