GIẢI ĐÁP THẮC MẮC CHO NGƯỜI TRẺ CÔNG GIÁO

Bài 79: HỖ TRỢ SINH SẢN THÔNG QUA Y HỌC, NÊN HAY KHÔNG?

Phương
An, CND-CSA

Hỏi: Thời sinh viên tôi cũng nghĩ như bạn: “tại sao việc
thụ tinh nhân tạo là tốt vì giúp các gia đình có niềm vui khi một sự sống chào
đời, mà Giáo hội lại không ủng hộ?”

Trả lời:

Chào bạn,

Bây giờ mời bạn hãy cùng
chúng tôi tìm hiểu một chút về “Thụ tinh nhân tạo trong ống nghiệm là gì?”;
“Mang thai hộ là chi?”; và “ Tại sao Giáo hội không đồng ý những việc này?”

1 . Thụ tinh trong ống nghiệm

Khi tìm từ khóa này trên
Google bạn sẽ thấy có nhiều thông tin về các dịch vụ “trọn gói” giúp tư vấn,
khám và chữa hiếm muộn với nhiều mức giá rõ ràng, cùng với những kinh nghiệm của
nhiều người chia sẻ… Thật vậy, thụ tinh trong ống nghiệm (In Vitro
Fertilization – IVF) đã trở nên phổ biến và theo một số người, nó là “giải pháp
tối ưu” cho các cặp vợ chồng có vấn đề về sức khỏe sinh sản để có con.

Người được thụ tinh
trong ống nghiệm đầu tiên trên thế giới là Louise Joy Brown. Cô sinh ngày
25-7-1978 ở Bệnh viện Đa khoa Oldham, Anh,… Tại Việt Nam, ngày 30-4-1998, Bệnh
viện Phụ sản Từ Dũ đã đón 3 bé chào đời – ca đầu tiên nhờ thụ tinh trong ống
nghiệm.

Quy trình thụ tinh trong
ống nghiệm khá phức tạp. Đó là cách chọn lọc trứng và tinh trùng để thụ tinh tạo
thành phôi, phôi sau 3-5 ngày có nhiều tế bào sẽ được chuyển vào tử cung mẹ.

 Theo Bệnh viện Từ Dũ, người vợ muốn thụ tinh
trong ống nghiệm sẽ được hẹn ngày để chuyển phôi, phôi trữ được rã đông trong
phòng lab, tiếp tục đặt thuốc để hỗ trợ phôi phát triển.

– Trường hợp người vợ phải
xin trứng: Người cho trứng đến phòng khám vào ngày thứ 2 của vòng kinh để làm
các xét nghiệm cơ bản. Nếu đủ điều kiện, hai người xin và cho trứng được làm
các xét nghiệm tiền mê và khám tiền mê. Sau đó uống thuốc nhằm điều chỉnh cho
kinh nguyệt hai người xin – cho gần như trùng nhau. Người cho trứng được hẹn
ngày tiêm thuốc kích thích buồng trứng, siêu âm theo dõi nang noãn và chọc hút
trứng. Người xin trứng uống thuốc chuẩn bị nội mạc tử cung để tiếp nhận phôi và
mang thai, được siêu âm theo dõi và điều chỉnh thuốc.

– Trường hợp người chồng
phải xin tinh trùng: Dành cho những người chồng không có tinh trùng trong tinh
dịch do bị tắc nghẽn, thì việc phẫu thuật lấy tinh trùng là phương pháp được
dùng.

Vào ngày chọc hút trứng,
người chồng tới bệnh viện lấy tinh trùng. Nếu người chồng ở xa, không thể tới lấy
tinh trùng trong ngày bơm tinh trùng hoặc chọc hút trứng thì cần trữ tinh trùng
trước.

Trứng và tinh trùng được
cho thụ tinh (thường bằng kỹ thuật ICSI – Tiêm tinh trùng vào bào tương trứng).
Phôi được theo dõi và chuyển phôi cho vợ 
2 – 3 ngày sau chọc hút trứng.

Sau khi trứng và tinh
trùng thụ tinh, phôi được chuyển vào buồng tử cung để làm tổ và phát triển
thành thai. Thất bại sau khi đã chuyển phôi 
lớn gấp 2 lần.

Tuy nhiên, không phải
trường hợp hiếm muộn nào cũng có thể thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm.
Phương pháp này chỉ khả thi đối với các cặp vợ chồng có nguyên nhân gây vô sinh
không làm mất đi hoàn toàn khả năng thụ tinh của trứng và tinh trùng. Bên cạnh
đó thụ tinh trong ống nghiệm tốn nhiều tiền.

Tóm lại, bạn thấy việc
thụ tinh nhân tạo trên không xảy ra trong bối cảnh tình yêu của đôi vợ chồng và
trái tự nhiên. Một lý do rất quan trọng khiến Giáo hội cấm thụ tinh ống nghiệm
là do họ tạo ra nhiều phôi, sau đó giết bỏ các phôi xấu, họ chỉ lấy một phôi tốt
nhất, và như thế vi phạm điều răn thứ 5: Chớ giết người.

2. Mang thai hộ

a. Có hai trường hợp có thể diễn ra:

– Một là khi người phụ nữ
bằng lòng cho sử dụng trứng của mình để phối hợp với tinh trùng của người không
phải là chồng mình để tạo thành hợp tử qua phương pháp thụ tinh nhân tạo. Sau
đó phôi được cấy trở lại trong tử cung của phụ nữ kia cho đến khi bé được sinh
ra và trao cho vợ chồng người đã thuê theo giao kèo.

– Hai là người phụ nữ đồng
ý cho mượn tử cung của mình để tiếp nhận một phôi thụ tinh bởi trứng và tinh
trùng của hai người khác nào đó và chỉ mượn tử cung của mình để mang thai. Lúc
này, hợp tử được thụ thai nhân tạo với trứng và tinh trùng của người khác và được
cấy vào tử cung của phụ nữ ưng thuận mang thai hộ để lấy tiền của người mướn.
Đây là trường hợp một người nữ mang thai cho người phụ nữ khác khi người phụ nữ
này không có khả năng mang thai nhưng vẫn có tâm nguyện mong muốn làm mẹ.

Đương nhiên pháp luật Việt
Nam chỉ cho phép việc mang thai hộ này khi tuân thủ đủ quy định của nhà nước về
việc sinh con và với mục đích nhân đạo chứ không phải thương mại. Vì hoàn cảnh,
người vợ không thể mang thai, phải nhờ một người phụ nữ khác mang bào thai của
cặp vợ chồng đó. (Người này này phải là người từng có con, được chồng bà ấy đồng
ý, ở độ tuổi phù hợp, là bà con bên chồng hoặc vợ của cặp vợ chồng muốn nhờ, được
tư vấn về y tế, pháp lý, tâm lý)… Đứa con do tinh trùng của chồng và trứng của
vợ hoặc một phụ nữ mang thai hộ bằng lòng cho sử dụng trứng của mình để phối hợp
với tinh trùng của người không phải là chồng mình để tạo thành hợp tử.

b. Những rắc rối xoay quanh

– Để thực hiện được thủ
tục liên quan đến mang thai hộ thì cả phía người nhờ mang thai hộ và người mang
thai hộ phải đáp ứng được các quy định cụ thể của pháp luật hiện hành.

– Việc lấy trứng của người
vợ và tinh trùng của người chồng để thụ tinh trong ống nghiệm, sau đó cấy vào tử
cung của người phụ nữ tự nguyện mang thai để người này mang thai và sinh con, thông
thường có chuyện phát sinh vấn đề như tranh chấp về con cái, cấp dưỡng.

– Trong trường hợp chưa
giao đứa trẻ mà cả hai vợ chồng bên nhờ mang thai hộ chết hoặc mất năng lực
hành vi dân sự, thì sẽ xử lý tình huống ấy như thế nào?

– Đứa trẻ sau khi sinh ra là con ai? Người mang thai cho người khác bằng việc áp dụng kỹ
thuật hỗ trợ sinh sản để hưởng lợi về kinh tế hoặc một lợi ích khác… Những điều
này
có thể ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống xã hội.

3. Giáo hội nghĩ gì về hỗ trợ sinh sản thông qua y
học?

a. Giáo hội thấy trước những nguy cơ khi con người được “làm ra” chứ
không phải được “sinh ra”

Phôi sau 3-5 ngày có nhiều tế bào sẽ được chuyển vào tử cung mẹ. Bởi vì cần chọn lọc trứng và tinh
trùng để thụ tinh tạo thành phôi, phôi
phải được trữ rã đông trong phòng lab trước đó. Như vậy, con người được
lưu trữ theo kiểu này sao?
Thế có phù hợp với phẩm giá của một người?

– Các bác sĩ sẽ chuyển 1
phôi, 2 phôi, hay 3 phôi tùy thuộc vào nhu cầu của đôi vợ chồng. Cơ hội mang
song thai, đa thai là có thể xảy ra. Khả năng phá bỏ các thai còn lại để chọn
thai nhi tốt nhất theo quan điểm của gia đình thì cũng dễ hiểu.

– Việc “mang thai hộ” có
thể trở thành một kỹ nghệ vì biến việc sinh con, vốn là đặc quyền và là quà tặng
vô cùng quý giá của Chúa ban cho những ai được mời sống ơn gọi hôn nhân, thành
một việc như mọi dịch vụ kinh doanh khác trên thị trường. Hơn thế nữa, việc này
càng phá giao ước hôn nhân đòi buộc vợ chồng kết hợp mật thiết với nhau, cộng
tác với Chúa trong chương trình sáng tạo. Việc ấy cũng làm thương tổn thiên chức
làm mẹ của phụ nữ vì đã khiến những người làm nghề này thành những “máy sinh sản”
[1].

– Thụ tinh nhân tạo dị hợp
xúc phạm bản chất đơn nhất của hôn nhân, vì phôi do sự gặp gỡ giữa giao tử của
hai người, mà ít nhất một trong hai người ấy không thuộc cặp vợ chồng kết hợp
trong hôn nhân. Ngoài ra, việc làm mẹ thay là một thiếu sót khách quan đối với
bổn phận của tình mẫu tử, trung tín giữa vợ chồng. Nó còn ảnh hưởng tới đứa con
và quyền được thai nghén cưu mang, sinh ra bởi chính mẹ mình. Việc đó gây thiệt
hại cho gia đình khi chia cắt các yếu tố cấu thành gia đình: thể xác, tâm linh
và đạo đức
[2].

b. Hành
vi vợ chồng
mang ý
nghĩa cao quý

Không phải là không quan
tâm đủ đến con người với các nhu cầu yêu thương và hạnh phúc trần thế, nhưng vì
Giáo hội trân trọng con người, ra sức gìn giữ phẩm giá của họ và mong muốn họ
được hạnh phúc đích thật. Hiến chế Gaudium et Spes khẳng định hành vi vợ chồng
trong bối cảnh hôn nhân và gia đình “là hành vi cao quí và chính đáng” (số 49.)

Thêm nữa, Huấn Quyền cho rằng nếu kỹ
thuật nào không thay thế hành vi vợ chồng, mà chỉ trợ giúp hành vi ấy đạt đến mục
tiêu truyền sinh thì được chấp nhận về mặt luân lý
[3]. Theo lẽ đó, Giáo hội đánh giá cao các nỗ lực
nghiên cứu của khoa học trong lãnh vực giúp các cặp vợ chồng vô sinh. Tuy
nhiên, Giáo hội nhấn mạnh tính thánh thiêng của hôn nhân. Việc dùng kỹ thuật
can thiệp vào tạo sinh phải giữ được sự kết hợp vợ chồng cách tự nhiên và tôn
trọng sự sống ngay từ lúc khởi đầu.

c. Hoàn
cảnh ra đời của con người phải là hôn nhân và gia đình
[4]

Giáo hội dạy, “Con người
ra đời phải là hoa trái của hành động trao hiến hỗ tương của cha mẹ, được thể
hiện nơi hành vi vợ chồng”. Họ được mời gọi tham dự vào tình yêu của Ba Ngôi hằng
sống. Chính vì phẩm giá con người cao cả, nên hoàn cảnh ra đời cũng phải xứng hợp.

Sứ điệp trung tâm mà Giáo
hội loan báo là “loài người được Thiên Chúa yêu thương”, con đường Giáo hội muốn
dẫn các bạn đi là “tình yêu và sự thật”.

Như vậy, cùng với Giáo hội,
bạn có thể bênh vực và bảo vệ những giá trị cao quý của con người, giúp họ có
cuộc sống xứng với nhân vị,…

d. Lời khuyên cho v
chồng vô sinh

Là người Kitô hữu, “mọi
người nên ý thức sự sống và nhiệm vụ lưu truyền sự sống không chỉ bị giới hạn ở
đời này, việc đánh giá chân thật và ý nghĩa đầy đủ của chúng chỉ có thể hiểu được
khi quy chiếu về vận mệnh vĩnh cửu của con người.”
(GLGHCG 2371).

Trong Kinh Thánh Cựu Ước,
chúng ta thấy Elkanak khuyên vợ mình là bà Hannah, khi bà ấy khóc lóc không chịu
ăn uống vì không thể sinh con: “Tại sao em khóc, tại sao em không ăn? Anh đây
không tốt hơn mười đứa con trai sao?” (1 Sm 1,1-8). Quả vậy, yêu nhau thực sự,
đau khổ sẽ làm hai người gắn bó, cần đến nhau hơn.

Mong sao họ chấp nhận
“thân phận người”, lạc quan để vượt qua u buồn. Trong số 178-179, tông Huấn
Amoris Laetitia có nói tới “tính sinh hoa trái mở rộng”:

Hôn nhân không được thiết lập chỉ để sinh con
cái…
nếu
họ không có con, thì hôn nhân vẫn giữ đưc đặc điểm như một cộng đoàn và hiệp thông sự sống
trọn vẹn và vẫn duy trì được giá trị và tính bất khả tiêu của nó
.
Cũng thế, “chức phận làm mẹ không phải chỉ là một
thực tại sinh học, nhưng được phát biểu nhiều cách khác nhau
”.
Tôi khuyến khích những người không thể có con
hãy mở rộng tình
thương
của họ để bảo bọc những ai thiếu một hoàn cảnh
gia đình thích đáng. Họ sẽ không ân hận vì đã quảng đại.
Đó
là hành vi hiến tặng ơn phúc gia đình cho một người không có ơn phúc
này.
Những người chấp nhận thách đố nhận con nuôi cách
vô điều kiện và nhưng không quả đã trở nên máng chuyển tình yêu của Thiên Chúa

Nói tóm lại, đành rằng Giáo hội đồng cảm với các đôi vô sinh nhưng trên phương diện nhân linh và thần linh, việc thụ tinh nhân tạo không được
Giáo hội chấp nhận vì những lý do nêu trên.

Ước mong bạn kiên nhẫn
tìm hiểu chiều sâu của giáo huấn trước khi các bạn thầm trách Giáo hội. Cuộc đối
thoại giữa chúng ta vẫn còn tiếp diễn trong đời sống, bạn ạ!

Tham khảo thêm những bài
cùng chủ đề:

Đức Giám mục Louis Nguyễn
Anh Tuấn:
Vấn đề “Hiếm
muộn – Thụ tinh nhân tạo – Mang thai hộ”

BS Trần Như Ý Lan, CND: Phôi từ ba cha mẹ hay hiến tặng
ty lạp thể: Một nhận định trên phương diện Y Khoa và Luân Lý Công Giáo

Linh mục Antôn Nguyễn Văn Tuyến: Vấn đề phá thai và hiếm muộn

(Trích Giải Đáp Thắc Mắc cho người trẻ Công giáo, Tập 4, Nxb Tôn Giáo, 04/2021)

WHĐ (16.3.2023)

Đọc thêm:






Bài 78: Người kitô hữu sống đức
tin giữa lòng thế giới


Bài 77: Không biết không thể phục vụ


Bài 76: Một Giêsu cho người trẻ


Bài 75: Cách Giáo hội đồng hành với con
người


Bài 74: Vấn đề độc thân của linh mục


Bài 73: Tình yêu thực
sự là gì?


Bài 72: Sống trung
thành trong giao ước hôn nhân


Bài 71: Nhẫn nhục làm
nên hạnh phúc gia đình


Bài 70: Bất khả phân
ly


Bài 69: Gia đình khác
đạo


Bài 68: Vượt qua lười
biếng


Bài 67: Ý nghĩa của
Bí tích Giao hòa


Bài 66: Chúa ơi! Con
là người ngoại giáo


Bài 65: Kính nhớ tổ
tiên theo truyền thống dân tộc


Bài 64: Giáo hội và vấn
đề đồng tính


Bài 63: Kitô hữu là
ai?


Bài 62: Chỉ một lần sống
trên đời, nên sống sao cho trọn vẹn?


Bài 61: Hoàn thiện
trong Đức Kitô


Bài 60: Nghe và làm
theo Lời Chúa


Bài 59: Vấn đề sự sống
đời sau


Bài 58: Các Thánh
trong Cựu Ước và Tân Ước


Bài 57: Ươm mầm đức
tin


Bài 56: Tự do


Bài 55: Sống chiều sâu


Bài 54: Bận lòng cùng
Chúa


Bài 53: Đức Mẹ đồng trinh trọn đời


Bài 52: Tóm lược đạo
Công Giáo


Bài 51: Vợ, hay “con vợ”?


Bài 50: Gia đình Công
Giáo đóng góp cho xã hội Việt


Bài 49: Bí quyết giữ
gìn hạnh phúc gia đình


Bài 48: Khôn ngoan thì
tha thứ


Bài 47: Thủ dâm có phạm
tội không?


Bài 46: Chúa dựng nên
con cách lạ lùng


Bài 45: Người Công
Giáo có nên đi xem bói?


Bài 44: Thiên Chúa và
sự đau khổ


Bài 43: Nguyên nhân
người trẻ rời xa Thiên Chúa


Bài 42: Khi con đau khổ,
Thiên Chúa ở đâu?


Bài 41: Làm sao tu? Tu
làm sao?


Bài 40: Con người trực
giác về Thiên Chúa


Bài 39: Sao Thiên Chúa
trong Cựu ước ác thế?


Bài 38: Hai nhân vật
Giuse trong Kinh Thánh


Bài 37: Phương tiện
truyền thông xã hội


Bài 36: Những nơi thờ
phượng


Bài 35: Thiên Chúa ở
đâu trong trái tim tôi?


Bài 34: Robot thánh


Bài 33: Sống cảm thức
cùng Giáo hội


Bài 32: Lập gia đình
theo luật Công giáo


Bài 31: Quan điểm của
Giáo hội Công giáo về các phương pháp ngừa thai


Bài 30: Có Thiên Chúa
thật không?


Bài 29: Cám dỗ tính dục


Bài 28: Chết trong an
bình?


Bài 27: Thái độ dành
cho những người thuộc giới tính thứ ba


Bài 26: Đức tin bén rễ
trong Chúa & hoà điệu với đời sống hằng ngày (phần 2)


Bài 25: Đức tin bén rễ
trong Chúa & hoà điệu với đời sống hằng ngày (phần 1)


Bài 24: Giống nhau
không?


Bài 23: Khoa học và đức
tin: Tưởng thù hóa ra bạn


Bài 22: Để tin vào
Thiên Chúa vô hình


Bài 21: Một đời để sống


Bài 20: Những ngày lễ
truyền tin của cuộc đời


Bài 19: Cảm nghiệm về
Thiên Chúa!


Bài 18: Kế hoạch của
Thiên Chúa trong đời ta


Bài 17: Nghiệp quả từ
góc nhìn của đức tin Công giáo


Bài 16: Tương thân
tương ái


Bài 15: Áo giáp chống
nạn


Bài 14: Đức tin kiến tạo
hòa bình và công bằng xã hội


Bài 13: Vấn đề truyền
giáo


Bài 12: Thờ kính ông
bà tổ tiên


Bài 11: Truyền giáo
cho người trẻ ngoại đạo


Bài 10: Bền đỗ trong
ơn gọi gia đình


Bài 09: Vấn đề “theo đạo
rồi mới cho cưới”


Bài 08: Gieo suy nghĩ
tốt


Bài 07: Nhanh từ từ
thôi


Bài 06: Hiện tượng
bóng ma


Bài 05: Vượt qua khủng
hoảng!


Bài 04: Vấn đề rước
Mình Máu Thánh Chúa


Bài 03: Đừng cám dỗ
nhau nhé!


Bài 02: Sao lại kỳ thị
người tu xuất?


Bài 01: Nhận định ơn gọi
cho cuộc đời


 


[2] x. Nguyễn Công Vinh, Tìm hiểu Giáo Luật về Hôn Nhân và Gia đình,
Q.2, Nxb. Tôn Giáo, 2009.

[3] x. DV, II, B, 6,
được trích lại trong
DP 12

[4] Theo bài giảng của nữ tu bác sĩ Trần Như Ý Lan, 2013.