THÁNH GIÁO
HOÀNG GIOAN PHAOLÔ II

THẦN HỌC VỀ
THÂN XÁC


TÌNH YÊU PHÀM NHÂN TRONG KẾ HOẠCH THẦN LINH


Sự cứu chuộc thân xác và tính bí tích của hôn nhân trong các huấn giáo
ngày thứ Tư (1979-1984)

Chuyển ngữ:
Giám mục Louis Nguyễn Anh Tuấn

WHĐ (13.03.2024)Tác phẩm “Tình yêu phàm nhân trong kế hoạch thần
linh” là một Thần học về Thân xác của Thánh Giáo hoàng Gioan-Phaolô II. Ngài đã
nói “con người trở thành ‘hình ảnh và họa ảnh’ của Thiên Chúa không chỉ bởi
nhân tính của mình nhưng còn nhờ sự hiệp thông các ngôi vị giữa người nam và
người nữ ngay từ thuở ban đầu”. Một tiếp cận mới thuyết phục về vấn đề tính dục
con người và đạo đức tính dục. Có người đã nói đức Gioan-Phaolô II là nhà cách
mạng tính dục lảm đảo lại cuộc “cách mạng tình dục” thế kỉ vừa qua, đổi hướng
qui nó về Nguồn và Cùng đích thật của nó.

Xin được gửi đến quý độc giả bản dịch Việt ngữ của Đức Giám mục Louis
Nguyễn Anh Tuấn về tác phẩm này.

* * *

PHẦN CUỐI:

TÌNH YÊU VÀ SỰ PHONG NHIÊU






CXIV – KHÔNG THỂ TÁCH BIỆT CỨU CÁNH HỢP NHẤT YÊU THƯƠNG VÀ SINH SẢN
TRONG HÀNH VI VỢ CHỒNG


CXV – CHUẨN MỰC CỦA «HUMANAE
VITAE»
ĐƯỢC RÚT RA TỪ LUẬT TỰ NHIÊN.. PAGEREF _Toc161128205 h 3
08D0C9EA79F9BACE118C8200AA004BA90B02000000080000000E0000005F0054006F0063003100360031003100320038003200300035000000


CXVI – THÔNG ĐIỆP «HUMANAE
VITAE»
GIẢI ĐÁP CHO NHỮNG CÂU HỎI CỦA CON NGƯỜI NGÀY NAY. PAGEREF _Toc161128206 h 6
08D0C9EA79F9BACE118C8200AA004BA90B02000000080000000E0000005F0054006F0063003100360031003100320038003200300036000000


CXVII – LÀM CHA LÀM MẸ CÓ TRÁCH NHIỆM DƯỚI ÁNH SÁNG CỦA «HUMANAE VITAE». PAGEREF _Toc161128207 h 8
08D0C9EA79F9BACE118C8200AA004BA90B02000000080000000E0000005F0054006F0063003100360031003100320038003200300037000000


CXVIII – XÁC NHẬN LẦN NỮA TÍNH CHẤT BẤT HỢP PHÁP CỦA VIỆC PHÁ THAI,
NGỪA THAI VÀ TRIỆT SẢN TRỰC TIẾP
. PAGEREF _Toc161128208 h 11
08D0C9EA79F9BACE118C8200AA004BA90B02000000080000000E0000005F0054006F0063003100360031003100320038003200300038000000


CXIX – XÁC NHẬN LẠI ĐẠO LÍ CỐT YẾU CỦA HỘI THÁNH VỀ VIỆC TRUYỀN SINH.. PAGEREF _Toc161128209 h 13
08D0C9EA79F9BACE118C8200AA004BA90B02000000080000000E0000005F0054006F0063003100360031003100320038003200300039000000


CXX – ĐIỀU HÒA SINH SẢN LÀ HOA QUẢ CỦA TÌNH YÊU THANH KHIẾT VỢ CHỒNG.. PAGEREF _Toc161128210 h 15
08D0C9EA79F9BACE118C8200AA004BA90B02000000080000000E0000005F0054006F0063003100360031003100320038003200310030000000


CXXI – «PHƯƠNG PHÁP TỰ NHIÊN» KHÔNG THỂ TÁCH BIỆT VỚI PHẠM VI ĐẠO ĐỨC.. PAGEREF _Toc161128211 h 18
08D0C9EA79F9BACE118C8200AA004BA90B02000000080000000E0000005F0054006F0063003100360031003100320038003200310031000000


CXXII – LÀM CHA LÀM MẸ CÓ TRÁCH NHIỆM LÀ THÀNH PHẦN CỦA TOÀN THỂ LINH
ĐẠO HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH
.. PAGEREF _Toc161128212 h 21
08D0C9EA79F9BACE118C8200AA004BA90B02000000080000000E0000005F0054006F0063003100360031003100320038003200310032000000


CXXIII – TÌNH YÊU GẮN LIỀN VỚI ĐỨC KHIẾT TỊNH BIỂU LỘ QUA SỰ TIẾT DỤC.. PAGEREF _Toc161128213 h 23
08D0C9EA79F9BACE118C8200AA004BA90B02000000080000000E0000005F0054006F0063003100360031003100320038003200310033000000


CXXIV – TIẾT DỤC BẢO VỆ PHẨM GIÁ CỦA HÀNH VI VỢ
CHỒNG
.. PAGEREF _Toc161128214 h 25
08D0C9EA79F9BACE118C8200AA004BA90B02000000080000000E0000005F0054006F0063003100360031003100320038003200310034000000


CXXV – NHÂN ĐỨC TIẾT ĐỘ GẮN LIỀN VỚI TOÀN THỂ LINH ĐẠO HÔN NHÂN.. PAGEREF _Toc161128215 h 28
08D0C9EA79F9BACE118C8200AA004BA90B02000000080000000E0000005F0054006F0063003100360031003100320038003200310035000000


CXXVI – ĐỨC TIẾT ĐỘ PHÁT TRIỂN SỰ HIỆP THÔNG NGÔI VỊ GIỮA NGƯỜI NAM
VÀ NGƯỜI NỮ
.. PAGEREF _Toc161128216 h 31
08D0C9EA79F9BACE118C8200AA004BA90B02000000080000000E0000005F0054006F0063003100360031003100320038003200310036000000


CXXVII – ĐIỀU HÒA SINH SẢN CHÂN CHÍNH LÀ THÀNH PHẦN CỦA LINH ĐẠO HÔN
NHÂN VÀ GIA ĐÌNH
.. PAGEREF _Toc161128217 h 32
08D0C9EA79F9BACE118C8200AA004BA90B02000000080000000E0000005F0054006F0063003100360031003100320038003200310037000000


CXXVIII – TÔN TRỌNG CÔNG TRÌNH CỦA THIÊN CHÚA LÀ NGUỒN MẠCH CỦA LINH
ĐẠO HÔN NHÂN
.. PAGEREF _Toc161128218 h 35
08D0C9EA79F9BACE118C8200AA004BA90B02000000080000000E0000005F0054006F0063003100360031003100320038003200310038000000


CXXIX – GIẢI ĐÁP NHỮNG CÂU HỎI VỀ HÔN NHÂN VÀ SINH SẢN THUỘC PHẠM VI
KINH THÁNH – THẦN HỌC


CXIV – KHÔNG
THỂ TÁCH BIỆT CỨU CÁNH HỢP NHẤT YÊU THƯƠNG VÀ SINH SẢN TRONG HÀNH VI VỢ CHỒNG

(Ngày 11 tháng
7 năm 1984)

1. Những suy tư của chúng ta cho đến nay hướng về tình yêu của con người
trong kế hoạch của Thiên Chúa, cách nào đó, vẫn chưa hoàn tất, nếu như chúng ta
không thử xem xét áp dụng cụ thể vào lãnh vực luân lí hôn nhân và gia đình.
Chúng ta muốn hoàn tất bước sau cùng này, nó sẽ dẫn ta đến đoạn kết của con đường
ta đi cho tới nay đã khá dài, dựa theo một nguồn Huấn Quyền quan trọng công bố
gần đây: Thông điệp
«Humanae Vitae» của
đức Giáo hoàng Phaolô VI công bố vào tháng Bảy năm 1968. Chúng ta sẽ đọc lại
văn kiện rất ý nghĩa này dưới ánh sáng của những kết quả chúng ta đã đạt được
khi khảo sát ý định nguyên thủy của Thiên Chúa và lời của Đức Kitô nói về điều
đó.

2. «Hội Thánh dạy rằng bất cứ
hành vi vợ chồng
nào tự nó cũng phải
mở ra với sự truyền sinh …»
[1]. «Đạo lí đó, đã được Huấn
Quyền nêu lên nhiều lần, dựa trên sự kết nối không thể tách rời mà Thiên Chúa
đã muốn và con người không thể tự ý cắt đứt, giữa
hai ý nghĩa của hành vi vợ chồng: kết hợp trong yêu thương và sinh
sản»
[2].

3. Những xem xét của tôi sau đây sẽ liên hệ đặc biệt đến đoạn Thông điệp
«Humanae Vitae» nói về «hai
ý nghĩa của
hành vi vợ chồng» và về «mối kết nối không thể tách lìa» của chúng. Tôi không
có ý đưa ra chú giải toàn thể Thông điệp, nhưng thực ra chỉ muốn minh họa và
đào sâu một đoạn văn. Từ quan điểm của đạo lí luân lí của tài liệu trích dẫn ở
đây, đoạn văn này có một ý nghĩa trung tâm. Đồng thời đó là một đoạn văn nối kết
chặt chẽ với những suy tư trước đây của chúng ta về
hôn nhân trên bình diện dấu chỉ (bí tích).

Vì đó là một đoạn văn trung tâm như đã nói, nên rõ ràng là nó được đưa rất
sâu vào trong toàn thể cấu trúc của văn kiện: do đó khi phân tích nó ta phải hướng
đến các thành tố khác của cấu trúc văn bản, cho dẫu ta không có ý định chú giải
toàn thể văn kiện.

4. Trong khi suy tư về dấu chỉ bí tích, nhiều lần chúng ta đã nói rằng
nó dựa trên nền tảng
«ngôn ngữ thân xác»
được đọc lại trong sự thật.
Sự thật ấy được khẳng định lần đầu tiên lúc khởi
đầu cuộc hôn nhân, khi đôi tân hôn, do hứa với nhau «luôn giữ lòng chung thủy
… để yêu thương và tôn trọng nhau mọi ngày suốt đời», trở thành thừa tác viên
của hôn nhân bí tích của Hội Thánh.

Kế đến, sự thật ấy, có thể nói, luôn được xác định lại cách mới mẻ. Thật
vậy, người nam và người nữ, khi sống hôn nhân của họ «cho đến chết», theo nghĩa
nào đó không ngừng đề xướng lại luôn dấu chỉ mà họ đã nêu (qua cử hành phụng vụ
bí tích) trong ngày kết hôn.

Những lời trích dẫn trên đây của Thông điệp của đức Giáo hoàng Phaolô VI
liên hệ đến thời điểm trong cuộc sống chung của đôi vợ chồng, khi cả hai người
kết hợp với nhau trong hành vi vợ chồng, họ trở nên «một xương một thịt»
[3], như lời Thánh Kinh diễn tả.
Chính
trong một thời điểm như thế, rất
phong phú ý nghĩa như thế
, mà việc đọc lại «ngôn ngữ thân xác» trong sự thật
là hết sức quan trọng. Đọc như thế trở thành một điều kiện thiết yếu cho
hành động trong sự thật hay cho việc đối
xử
phù hợp với giá trị và chuẩn mực luân
lí.

5. Thông điệp không chỉ nhắc nhớ đến chuẩn mực này, nhưng còn cố gắng
cung cấp một
nền tảng thích hợp cho
nó. Để làm sáng tỏ hơn đến tận chiều sâu «sự kết nối không thể tách rời mà
Thiên Chúa đã muốn … giữa hai ý nghĩa của hành vi vợ chồng», đức Phaolô đã viết
như thế trong đoạn sau đây: «… Bởi cấu trúc thân mật của nó, hành vi vợ chồng,
khi kết hợp vợ chồng trong thân mật sâu sắc, làm cho họ có khả năng sinh ra sự
sống mới, theo các qui luật đã được ghi khắc trong chính bản tính của con người,
nam cũng như nữ»
[4].

Chúng ta nhận thấy rằng trong đoạn văn trước bản văn vừa được trích đề cập
trước hết đến
«ý nghĩa» và trong đoạn
văn sau, nói về
«cấu trúc thân mật»
(nghĩa là về bản tính tự nhiên) của tương quan vợ chồng. Khi xác định «cấu trúc
thân mật» này, bản văn tham chiếu tới «các qui luật đã được ghi khắc trong
chính bản tính của con người, nam cũng như nữ».

Sự chuyển tiếp từ đoạn nói về chuẩn mực luân lí sang đoạn giải thích lí
do của chuẩn mực ấy là rất ý nghĩa. Thông điệp dẫn đến việc tìm kiếm nền tảng
cho chuẩn mực, xác định tính luân lí của các hành vi của người nam và người nữ
trong hành vi vợ chồng, trong bản chất của hành vi này, và sâu hơn nữa, trong bản
chất của
chính chủ thể hành động.

6. Như thế, «cấu trúc thân mật»
(hay bản tính tự nhiên)
của hành vi vợ chồng làm nên cơ sở thiết yếu cho một việc đọc thích đáng và khám phá các ý nghĩa,
chúng phải được chuyển thông vào sâu trong ý thức và trong các quyết định của
nhân vị hành động, và cũng là cơ sở thiết yếu để thiết lập mối quan hệ thích hợp
của hai ý nghĩa này, tức là không thể tách biệt. Vì «hành vi vợ chồng …» vừa
«kết hợp vợ chồng trong thân mật sâu sắc» vừa «làm cho họ có khả năng sinh ra sự
sống mới», và vì cả hai điều đó xảy ra được là «nhờ cấu trúc thân mật» của hành
vi ấy, cho nên con người tất «phải» đọc
đồng
thời «cả hai ý nghĩa
của hành vi vợ chồng» và cả «mối nối kết không thể tách biệt hai ý nghĩa ấy của hành vi vợ chồng».

Vấn đề ở đây không gì khác hơn là việc đọc trong sự thật «ngôn ngữ thân
xác» như ta đã nói nhiều lần trong những phân tích trước đây. Chuẩn mực luân
lí, vốn thường được Hội Thánh dạy về lãnh vực này và được đức Phaolô VI nhắc nhớ
và xác nhận lại trong Thông điệp, phát xuất từ việc đọc «ngôn ngữ thân xác»
trong sự thật.

Sự thật ở đây, trước
tiên là
trên bình diện hữu thể học
(«cấu trúc thân mật») và rồi đến trên bình diện chủ thể và tâm lí («ý nghĩa»).
Bản văn Thông điệp nhấn mạnh trong trường hợp đang bàn thảo vấn đề là một chuẩn
mực của luật tự nhiên.

CXV – CHUẨN
MỰC CỦA
«HUMANAE VITAE» ĐƯỢC RÚT RA TỪ
LUẬT TỰ NHIÊN

(Ngày 18 tháng
7 năm 1984)

1. Trong Thông điệp «Humanae
Vitae»
người ta đọc thấy: «Trong khi nhắc người ta tuân giữ các chuẩn mực của
luật tự nhiên được giải thích bởi đạo lí thường hằng của mình, Hội Thánh dạy rằng
bất cứ hành vi vợ chồng
nào tự nó
cũng phải mở ra với sự truyền sinh»
[5].

Đồng thời chính bản văn ấy xét và thậm chí nêu bật lên chiều kích chủ thể
và tâm lí, khi nó nói về «ý nghĩa», hay chính xác hơn, về «hai ý nghĩa của hành
vi vợ chồng».

«Ý nghĩa» phát sinh trong ý thức
bằng cách đọc lại sự thật (hữu thể học) của đối tượng. Nhờ việc đọc lại này, sự
thật (hữu thể học), có thể nói, bước vào trong chiều kích của nhận thức luận:
chủ thể và tâm lí.

«Humanae
Vitae»
có vẻ như muốn chúng ta cách
đặc biệt chú ý đến chiều kích sau cùng này. Điều đó được xác nhận, cách gián tiếp,
như giữa bao điều khác bởi đoạn sau đây: «Chúng tôi nghĩ rằng con người ngày
nay đặc biệt có khả năng nắm bắt tính hữu lí và nhân bản sâu sắc của nguyên lí
nền tảng này»
[6].

2. «Tính hữu lí» ấy liên hệ không chỉ sự thật thuộc chiều kích hữu thể
luận, hay điều tương ứng với cấu trúc thực sự của hành vi vợ chồng. Nó còn liên
hệ đến chính sự thật thuộc bình diện chủ thể và tâm lí, nghĩa là, sự
hiểu đúng đắn cấu trúc thân mật của hành
vi vợ chồng, có nghĩa là, một sự đọc lại thích đáng các ý nghĩa ứng với cấu
trúc ấy và sự nối kết không thể tách biệt của chúng, nhằm tới một ứng xử luân
lí đúng đắn. Chính chỗ đó xác định chuẩn mực luân lí và quy định tương ứng cho
các hành vi nhân linh trong lãnh vực tính dục. Theo nghĩa đó, chúng tôi nói rằng
chuẩn mực đồng nhất với sự đọc lại trong sự thật «ngôn ngữ thân xác».

3. Như thế, Thông điệp «Humanae
Vitae»
có hàm chứa chuẩn mực luân lí và lí do căn nguyên của nó, hay ít nhất
có một sự đào sâu những gì tạo nên căn nguyên cho chuẩn mực ấy. Tuy nhiên, vì
trong chuẩn mực giá trị luân lí bắt buộc được bộc lộ ra, do đó những hành vi
phù hợp với chuẩn mực thì tốt về mặt luân lí, và ngược lại những hành vi trái
nghịch thì tự thân bất hợp pháp. Tác giả của Thông điệp nhấn mạnh rằng
chuẩn mực đó thuộc «luật tự nhiên»,
nghĩa là, nó phù hợp với lí trí đúng nghĩa. Hội Thánh dạy chuẩn mực này, dẫu rằng
nó không được diễn tả một cách chính thức (tức là theo sát nghĩa) trong Sách
Thánh; và điều ấy được thực hiện với xác tín rằng giải thích các điều luật của
luật tự nhiên thì thuộc thẩm quyền của Huấn Quyền Hội Thánh.

Thế nhưng, chúng ta có thể nói nhiều hơn nữa. Cho dẫu chuẩn mực luân lí,
được trình bày như thế trong Thông điệp
«Humanae
Vitae»
, theo đúng nghĩa đen không có ở trong Sách Thánh, nhưng vì nó có
trong Truyền Thống và – như đức Phaolô VI đã viết – «đã nhiều lần được Huấn Quyền
trình bày»
[7] cho các tín hữu, cho nên chuẩn
mực này
phù hợp với toàn bộ đạo lí mạc khải
chứa đựng trong các nguồn Thánh kinh
[8].

4. Vấn đề ở đây không chỉ là toàn thể giáo thuyết về luân lí có trong
Sách Thánh, về những dẫn nhập cốt yếu vào giáo thuyết ấy và về đặc tính chung của
nội dung của nó, nhưng là tổng thể rộng lớn hơn mà trước đây chúng ta đã dành
chỗ phân tích rất nhiều khi bàn về «thần học về thân xác».

Chính trên nền hậu cảnh của tổng thể rộng lớn đó mà ta thấy hiển nhiên rằng
chuẩn mực luân lí được đề cập ở đây không những thuộc về luật luân lí tự nhiên,
mà còn thuộc về
bình diện luân lí mạc khải
bởi Thiên Chúa
. Ngay cả từ quan điểm này nó cũng không thể khác đi, nhưng
chính là cái mà Truyền Thống và Huấn Quyền truyền lại và, cho thời đại hôm nay,
Thông điệp
«Humanae Vitae», như là
tài liệu đương đại của Huấn Quyền ấy.

Đức Phaolô VI viết: «Chúng tôi nghĩ rằng con người ngày nay đặc biệt có
khả năng nắm bắt tính hữu lí và nhân bản sâu sắc của nguyên lí nền tảng này»
[9]. Có thể nói thêm: họ cũng có
khả năng hiểu rằng nguyên lí nền tảng này phù hợp sâu xa với tất cả những gì được
truyền lại bởi truyền thống tuôn trào từ các nguồn Thánh kinh. Cơ sở của sự phù
hợp này cần phải được tìm kiếm đặc biệt nơi nhân học thánh kinh. Hơn nữa, nhân
học phục vụ cho đạo đức học, tức là cho đạo lí về luân lí, một điều rất ý
nghĩa. Xem ra hoàn toàn có lí, chính trong «thần học về thân xác» mà ta cần phải
tìm
nền tảng của sự thật của các chuẩn mực
liên quan tới vấn đề nền tảng của con người xét như là «thân xác»: «cả hai sẽ
nên một xương một thịt».
[10]

5. Chuẩn mực của Thông điệp «Humanae
Vitae»
liên hệ đến tất cả mọi người, bởi lẽ nó là chuẩn mực của luật tự
nhiên và đặt nền tảng trên sự phù hợp với lí trí con người (khi được hiểu là lí
trí truy tìm chân lí). Và càng liên hệ đến tất cả các tín hữu là thành phần của
Hội Thánh hơn nữa, bởi vì lí tính của chuẩn mực này được gián tiếp xác nhận và
có trụ đỡ chắc chắn trong tổng thể «thần học về thân xác». Từ quan điểm này
chúng ta đã nói, trong các phân tích trước đây, về
«đạo đức» của sự cứu chuộc thân xác.

Chuẩn mực của luật tự nhiên, căn cứ trên nền «đạo đức» này, không những
có được một cách diễn tả mới, mà còn có được một
nền tảng nhân học và đạo đức học đầy đủ dựa trên lời Tin Mừng cũng
như dựa trên hành động thanh luyện và thêm sức của Chúa Thánh Thần.

Có mọi lí do để mà các tín hữu và nhất là các nhà thần học đọc lại và hiểu
mỗi lúc sâu hơn đạo lí luân lí của Thông điệp «Humanae Vitae» trong bối cảnh
toàn thể này.

Những suy tư của chúng ta đã làm bấy lâu ở đây chính là một nỗ lực đọc lại
như thế.

CXVI – THÔNG
ĐIỆP
«HUMANAE VITAE» GIẢI ĐÁP CHO NHỮNG
CÂU HỎI CỦA CON NGƯỜI NGÀY NAY

(Ngày 25 tháng
7 năm 1984)

1. Chúng ta trở lại với những suy tư nhằm nối kết Thông điệp «Humanae Vitae» với tổng thể thần học về
thân xác.

Thông điệp này không giới hạn chỉ ở việc nhắc nhớ chuẩn mực luân lí liên
quan đến cuộc sống chung vợ chồng, khi xác nhận lại chuẩn mực ấy trước các hoàn
cảnh mới. Đức Phaolô VI, khi công bố Thông điệp này với tư cách của Huấn Quyền
chính thực (1968), đã có sẵn đó giáo huấn đầy thẩm quyền của Công Đồng Vatican
II, trong hiến chế
«Gaudium et Spes»
(1965).

Thông điệp không những tiếp tục hướng đi của giáo huấn Công đồng, mà còn
là một sự
triển khai và hoàn tất những
vấn đề đặt ra khi ấy, cách riêng liên hệ tới vấn đề «sự phù hợp của tình yêu
con người với sự sống». Về điểm này, chúng ta đọc thấy trong
«Gaudium et Spes» những lời sau đây:
«Giáo hội nhắc lại rằng không thể có mâu thuẫn thực sự giữa những lề luật của
Thiên Chúa liên quan đến việc truyền sinh và những luật nhằm phát huy tình yêu
vợ chồng đích thực»
[11].

2. Hiến chế mục vụ của Vatican II khẳng định không hề có «mâu thuẫn thực sự» trên bình diện pháp lí, về phần đức
Phaolô VI, ngài cũng xác nhận như thế, khi cố giải thích «không có mâu thuẫn»
và đồng thời đưa ra lí do cho chuẩn mực luân lí tương ứng, chứng tỏ nó phù hợp
với lí trí.

Tuy nhiên, «Humanae Vitae»
không nói nhiều đến sự
«không có mâu thuẫn»
cho bằng nói đến
«sự kết nối bí nhiệm»
giữa truyền sinh và tình yêu vợ chồng đích thực từ quan điểm của «hai ý nghĩa của
hành vi vợ chồng: ý nghĩa kết hợp và ý nghĩa sinh sản»
[12],
điều chúng ta đã nói tới.

3. Chúng ta có thể dừng lại lâu hơn để phân tích chính luật hay chuẩn mực
này; thế nhưng tính chất của tài liệu này cũng như tài liệu kia đều thiên về
suy tư mục vụ, ít là cách gián tiếp. Quả thật,
«Gaudium et Spes» là một Hiến chế mục vụ và thông điệp của đức
Phaolô VI – với giá trị đạo lí của nó – cũng có định hướng giống như vậy. Thực
ra nó muốn
giải đáp những thắc mắc của
con người thời đại.
Những thắc mắc này có tính chất thuộc lãnh vực nhân khẩu
học, vì vậy mà nó có tính xã hội – kinh tế – chính trị, trong tương quan với sự
gia tăng dân số trên thế giới. Đó là những câu hỏi phát xuất từ lãnh vực các
khoa học đặc thù, và song song với chúng là những chất vấn của những nhà luân
lí đương đại (các nhà thần học luân lí). Đó là những thắc mắc trước hết của các
đôi vợ chồng, chúng vốn là trung tâm của sự quan tâm của Hiến chế công đồng và
Thông điệp lấy lại với một sự chính xác tuyệt diệu. Quả thật, chúng ta đọc thấy:
«Xét đến hoàn cảnh của cuộc sống ngày nay và do ý nghĩa của các mối quan hệ hôn
phối nhằm đến việc vợ chồng sống hòa hợp và chung thủy với nhau, ta
có nên xét lại hay chăng các luật đạo đức
cho tới nay còn hiệu lực, nhất là những luật không thể giữ được mà không có hi
sinh, đôi khi là một sự hi sinh anh hùng?».
[13]

4. Trong khi hình thành nên công thức nói trên đây rõ ràng là Tác giả của
Thông điệp rất băn khoăn trong khi đối diện với những thắc mắc của con người thời
đại, với tất cả tầm mức của chúng. Tầm quan trọng của những câu hỏi này giả thiết
phải có một lời giải đáp có suy tư khá cân xứng và sâu sắc. Bởi thế, nếu như một
đàng, đúng là người ta mong có một luận bàn sắc sảo về luật, nhưng đàng khác,
người ta cũng có thể đợi chờ một
luận cứ
về mục vụ
có giá trị, liên hệ trực tiếp hơn đến cuộc sống của những con người
cụ thể, của chính những ai đặt ra những chất vấn nêu lên lúc ban đầu.

Đức Phaolô VI đã luôn nghĩ tới những con người này. Đoạn sau đây trong số
nhiều đoạn khác của
«Humanae Vitae»
diễn tả điều ấy: «Đạo lí của Hội Thánh về điều hòa sinh sản, diễn tả luật của
Thiên Chúa, xem ra sẽ dễ gặp rất nhiều khó khăn hoặc thậm chí không thể thực
thi được. Chắc chắn là, cũng như mọi thực tại cao cả và sinh phúc lợi, đạo lí
này
đòi hỏi phải có một sự đầu tư
nghiêm túc và cố gắng rất nhiều của các cá nhân, gia đình và xã hội. Đúng hơn,
sẽ không thể thực hiện được nếu không có ơn Chúa giúp, nâng đỡ và thêm sức cho
thiện chí của con người. Thế nhưng, nghĩ cho kĩ, thì những cố gắng đó là
xứng với phẩm giá của con người và hữu
ích cho cộng đồng nhân loại».
[14]

5. Chúng ta không nói ở đây về sự «không-mâu-thuẫn» về mặt pháp lí nữa,
mà đúng hơn sẽ nói về
«khả năng tuân giữ
lề luật Thiên Chúa»,
tức là một lập luận về mặt mục vụ ít là gián tiếp. Sự
kiện một điều luật phải «khả» thi (nghĩa là có thể thực hiện được) trực tiếp
thuộc về chính bản chất của luật, thế nên nó thuộc về phạm vi của «tính chất bất-mâu-thuẫn
về pháp lí». Tuy nhiên, «tính khả thi»,
hiểu
như là «khả thi»
về mặt lề luật, còn thuộc về mặt thực tế và mục vụ nữa.
Trong đoạn văn trích dẫn, người Tiền nhiệm của tôi, một cách chính xác, nói từ
quan điểm này.

6. Ở đây ta có thể thêm một nhận xét nữa: toàn thể hậu cung thần học Thánh kinh, điều được gọi là «thần học về thân
xác», xác nhận cho chúng ta, cho dẫu là cách gián tiếp, sự thật của chuẩn mực
luân lí trong
«Humanae Vitae». Nhờ đó
chúng ta sẽ
xem xét sâu xa hơn những khía
cạnh thực tế và mục vụ
của vấn đề trong toàn thể của nó. Không phải những
nguyên tắc và những tiền đề tổng quát của «thần học về thân xác» đã được rút ra
từ câu trả lời của Đức Kitô cho những yêu cầu của các thính giả cụ thể của Người
hay sao? Và các bản văn của Phaolô – ví dụ như những đoạn từ Thư gửi tín hữu
Côrintô – không phải là một bổn giáo khoa nhỏ về các vấn đề đời sống luân lí
cho những người môn đồ tiên khởi đi theo Đức Kitô hay sao? Và trong các bản văn
này chắc chắn ta thấy
«luật của hiểu biết»,
xem ra rất cần thiết trước những vấn đề mà
«Humanae
Vitae»
đề cập, và luật ấy cũng có mặt trong Thông điệp này.

Những ai tin rằng Công Đồng và Thông điệp không quan tâm đủ đến những
khó khăn vốn có ở trong đời sống cụ thể, thì không hiểu rằng bận tâm mục vụ là
khởi thủy của những tài liệu này. Bận tâm mục vụ là lo tìm kiếm thiện ích
thật của con người, thăng tiến những giá
trị mà Thiên Chúa đã ghi dấu ấn trong con người. Là thực hiện «luật của hiểu biết»,
nhằm khám phá ngày càng rõ ràng hơn ý định của Thiên Chúa về tình yêu của con
người, trong niềm xác tín rằng thiện ích
duy
nhất và đích thật
của con người hệ tại ở việc thực hiện ý định này của
Thiên Chúa.

Người ta có thể nói rằng chính khi nhân danh «luật của hiểu biết» đã
trích dẫn đó mà Công Đồng đặt ra vấn đề «sự dung hợp giữa tình yêu vợ chồng và
tôn trọng sự sống»,
[15] và Thông điệp «Humanae Vitae» tiếp đến đã nhắc đến
không những các chuẩn mực luân lí vốn có sức ràng buộc trong lãnh vực này, mà
hơn nữa, còn quan tâm đến cả vấn đề «có thể tuân giữ luật Chúa».

Những suy từ này về đặc tính của tài liệu «Humanae Vitae» chuẩn bị cho ta bàn tiếp về đề tài «làm cha làm mẹ
có trách nhiệm».

CXVII –
LÀM CHA LÀM MẸ CÓ TRÁCH NHIỆM DƯỚI ÁNH SÁNG CỦA
«HUMANAE VITAE»

(Ngày 1 tháng
8 năm 1984)

1. Hôm nay chúng ta chọn chủ đề «làm cha làm mẹ có trách nhiệm» dưới ánh
sáng của Hiến chế «Gaudium et Spes» và Thông điệp «Humanae Vitae».

Hiến chế của
Công Đồng,
khi trả lời cho tranh luận, tự giới hạn mình lại ở việc nhắc nhở những
tiền đề căn bản mà thôi; còn
văn kiện của
đức Giáo hoàng
thì đi xa hơn cho những tiền đề này nội dung cụ thể hơn.

Bản văn của Công Đồng tuyên bố như sau: «… Khi phải dung hợp tình yêu
vợ chồng với việc sinh sản có trách nhiệm, phải ý thức rằng giá trị luân lí của
hành động không chỉ tùy thuộc vào mức độ trung thực của ý hướng và sự đánh giá
về những lí do, nhưng còn phải dựa vào các tiêu chuẩn khách quan, được xác định
do chính tính cách của người làm và bản chất của việc đang làm; những tiêu chuẩn
ấy sẽ bảo toàn ý nghĩa trọn vẹn của sự trao hiến cho nhau và sinh sản con cái
trong bối cảnh của một tình yêu đích thực; điều đó không thể thực hiện được nếu
không nghiêm túc thực hành đức khiết tịnh của bậc hôn nhân»
[16].

Và Công Đồng còn nói thêm: «Trong việc điều hòa sinh sản, con cái của
Giáo Hội phải trung thành tuân thủ những nguyên tắc vừa nêu, không được dùng những
phương pháp mà Huấn Quyền dựa vào thiên luật đã phi bác»
[17].

2. Trước đoạn văn trích dẫn trên đây,[18]
Công Đồng dạy rằng đôi vợ chồng «sẽ chu toàn bổn phận với ý thức trách nhiệm vừa
của con người, vừa của những Kitô hữu, và, trong thái độ tôn kính tuân phục
Thiên Chúa»
[19]. Điều đó có nghĩa rằng là:
«với sự đồng thuận và nỗ lực chung, họ sẽ cùng đưa ra một phán đoán chính xác,
trong khi vẫn quan tâm đến thiện ích của chính họ cũng như của con cái đã sinh
ra hay dự định sẽ có, vẫn cân nhắc về những điều kiện vật chất cũng như tinh thần
của hoàn cảnh sống theo từng thời điểm, và sau cùng vẫn lưu tâm đến thiện ích của
cả gia đình, của cộng đồng xã hội và của Giáo hội nữa»
[20].

Tiếp theo sau đó là những lời đặc biệt quan trọng xác định chính xác hơn
nữa tính chất luân lí của «việc làm cha và làm mẹ có trách nhiệm». Chúng ta đọc
thấy như sau: «Chính đôi vợ chồng phải chịu trách nhiệm cuối cùng về phán đoán ấy
trước mặt Thiên Chúa»
[21].

Và nói tiếp: «Trong cách thế hành động, vợ chồng Kitô hữu hãy ý thức rằng
mình không được làm theo sở thích, nhưng phải luôn tuân theo tiếng nói của
lương tâm phù hợp với lề luật Chúa, luôn vâng phục Huấn Quyền của Giáo Hội vốn
có thẩm quyền giải thích luật Chúa dưới ánh sáng Tin Mừng. Luật Chúa tỏ rõ ý
nghĩa đầy đủ của tình yêu vợ chồng, bảo vệ và mang lại cho tình yêu ấy phẩm chất
nhân bản trọn vẹn đích thực»
[22].

3. Hiến chế của Công Đồng, tự giới hạn trong việc nhắc nhở những điều kiện
tiên thiên cần thiết của «việc làm cha làm mẹ có trách nhiệm», nhưng cũng đã nhấn
mạnh đến chúng một cách rõ ràng bằng cách xác định các yếu tố cơ bản của việc
làm cha làm mẹ ấy, tức là phán đoán chín chắn của lương tâm cá nhân trong mối
quan hệ với luật Chúa, được lí giải chân thực bởi Huấn Quyền của Hội Thánh.

4. Thông điệp «Humanae Vitae»,
cũng dựa trên những điều kiện tiên thiên ấy, nhưng tiếp tục đi xa hơn, khi đưa
ra những chỉ dẫn cụ thể. Người ta thấy như thế trước hết trong cách thức định
nghĩa «làm cha làm mẹ có trách nhiệm».
[23]
Đức Phaolô VI tìm cách xác định khái niệm này, bằng cách đi lên đến những khía
cạnh khác nhau của khái niệm ấy đồng thời loại bỏ trước ý nghĩa giản lược chỉ
còn là một khía cạnh «thành phần» nào đó của nó thôi, ví dụ như những người chỉ
biết nói về việc kiểm soát sinh sản thôi. Quả thật, ngay từ đầu đức Phaolô VI
đã hướng luận cứ của ngài theo một quan niệm toàn diện về con người
[24] và về tình yêu vợ chồng.[25]

5. Người ta có thể nói về trách nhiệm trong việc thực hành phận vụ làm
cha và làm mẹ dưới nhiều khía cạnh khác nhau. Từ đó, ngài viết, «liên hệ đến
các tiến trình sinh học, làm cha làm mẹ có trách nhiệm có nghĩa là biết và tôn
trọng các phận vụ của việc ấy: trí khôn khám phá ra, trước khả năng có thể sinh
con, các qui luật sinh học vốn là thành phần làm nên nhân vị»
[26]. Rồi, khi nói đến chiều
kích tâm lí học «làm cha làm mẹ có trách nhiệm có nghĩa là lí trí và ý chí cần
phải làm chủ các xu hướng của bản năng và các đam mê».
[27]

Với giả thiết có các khía cạnh liên vị như đã nói trên đây và thêm vào
đó cần có «các điều kiện kinh tế và xã hội», còn phải nhìn nhận rằng «việc làm
cha làm mẹ có trách nhiệm được thực thi, hoặc tăng trưởng gia đình về con số
thành viên một cách có suy nghĩ cân nhắc chín chắn và quảng đại, hoặc quyết định
tạm thời, với những lí do nghiêm trọng và tôn trọng luật luân lí, tránh việc có
thêm một đứa con cả khi trong một thời gian bất định».
[28]

Do đó, trong khái niệm về «việc làm cha làm mẹ có trách nhiệm» không những
có trường hợp có khuynh hướng tránh «có thêm con» mà còn có trường hợp làm tăng
trưởng gia đình theo các tiêu chuẩn của sự khôn ngoan. Trong ánh sáng đó, trong
đó cần phải khảo sát và quyết định vấn đề về «việc làm cha làm mẹ có trách nhiệm»,
trung tâm điểm luôn luôn là «bình diện luân lí khách quan, vốn do Thiên Chúa lập,
và lương tâm ngay thẳng phải giải thích trung thành».
[29]

6. Các đôi vợ chồng trong lãnh vực này hoàn tất «các bổn phận của mình đối
với Thiên Chúa, đối với nhau, đối với gia đình và đối với xã hội, theo một phẩm
trật đúng đắn các giá trị».
[30] Thế nên không thể nói ở đây
về «việc làm theo ý muốn tùy tiện riêng». Trái lại, các đôi vợ chồng phải «khuôn
các hành động của họ theo ý định sáng tạo của Thiên Chúa».
[31]

Khởi đi từ nguyên tắc này Thông điệp đặt luận cứ của mình trên nền tảng
của «cấu trúc thân mật của hành vi vợ chồng» và của «sự kết nối không thể chia
cắt của hai ý nghĩa của hành vi vợ chồng»;
[32]
điều này đã được nói tới trước đây rồi. Bởi thế, nguyên lí tương ứng của đạo vợ
chồng (luân lí phu thê) là trung thành với kế hoạch của Thiên Chúa, vốn được biểu
lộ trong «cấu trúc thân mật của hành vi vợ chồng» và của «sự kết nối không thể
chia cắt của hai ý nghĩa của hành vi vợ chồng» này.

CXVIII
– XÁC NHẬN LẦN NỮA TÍNH CHẤT BẤT HỢP PHÁP CỦA VIỆC PHÁ THAI, NGỪA THAI VÀ TRIỆT
SẢN TRỰC TIẾP

(Ngày 8 tháng
8 năm 1984)

1. Chúng ta đã nói trước đây rằng nguyên tắc của đạo vợ chồng mà Hội
Thánh đã dạy (Công Đồng Vatican II và đức Giáo hoàng Phaolô VI), là tiêu chuẩn
trung thành với kế hoạch của Thiên Chúa.

Phù hợp với nguyên tắc này Thông điệp «Humanae Vitae» phân biệt kĩ
lưỡng
giữa cách điều hòa sinh sản (hoặc nói chính xác hơn, điều hòa việc
mang thai)
bất hợp pháp về luân lí
cách điều hòa
đúng đắn về luân lí.

Trước hết, «can thiệp trực tiếp vào tiến trình sinh sản đã bắt đầu»
(«phá thai»),
[33] «triệt sản trực tiếp» và «mọi
hành động, hoặc trước sự giao hợp vợ chồng, hoặc trong khi diễn ra việc ấy, hoặc
trong lúc diễn tiến của hậu quả tự nhiên, thực hiện nhằm như là mục đích hay chỉ
như phương tiện, ngăn cản sự sinh sản»,
[34]
và mọi phương tiện ngừa thai, là bất hợp pháp về mặt luân lí (hay phi luân).
Còn như việc
«nhờ tới các thời kì không
thụ thai»
[35]

thì hợp pháp: «Vì thế nếu như để giãn quãng cách thời gian giữa các lần sinh
con và vợ chồng có những lí do hệ trọng, hoặc do sức khỏe thể lí hoặc tâm lí,
hoặc do hoàn cảnh bên ngoài, Hội Thánh dạy rằng khi ấy, việc xét đến các thời
kì của nhịp độ tự nhiên nội tại trong các chức năng sinh sản để giao phối vợ chồng
chỉ trong các thời kì không thụ thai, và như thế đó là điều hòa sinh sản mà
không phạm các nguyên tắc luân lí …»
[36].

2. Cách riêng Thông điệp nhấn mạnh rằng «hai trường hợp đó có bản chất
khác biệt nhau»
[37] nghĩa là khác nhau về bản tính đạo đức: «trường hợp
thứ nhất, đôi bạn lợi dụng cách hợp pháp hoàn cảnh tự nhiên sẵn có; còn trường
hợp kia, họ ngăn cản không cho hoàn tất tiến trình tự nhiên».
[38]

Bởi đó, hai hành động có phẩm chất đạo đức khác nhau, thậm chí đối nghịch
nhau: điều hòa tự nhiên việc thụ thai là hợp luân lí, còn việc ngừa thai thì
không hợp luân lí. Sự khác biệt cốt yếu này giữa hai hành động (cách thức hành
động) liên quan tới phẩm chất đạo đức nội tại của chúng, cho dẫu đấng tiền nhiệm
của tôi, đức Phaolô VI, xác định rằng «trong cả hai trường hợp đôi vợ chồng đồng
lòng tích cực muốn tránh có con
vì những
lí do hợp lí
», và ngài còn viết:
«đang khi họ tìm một sự an toàn không chắc chắn».
[39]
Trong những lời đó văn kiện nhìn nhận rằng, dù cả nơi những người sử dụng các
thực hành chống thụ thai có thể được thúc đẩy bởi «những lí do hợp lí» đi nữa,
nhưng điều ấy
cũng không làm thay đổi phẩm
chất luân lí vốn đặt nền tảng trên chính cấu trúc của hành vi vợ chồng
xét
như là chính hành vi ấy.

3. Tại đây người ta có thể nhận thấy các cặp vợ chồng, những người cậy
nhờ tới phương thế điều hòa tự nhiên sự thụ thai, có lẽ không có đủ những lí do
hợp pháp mà chúng ta đã nói trước đây: nhưng điều đó
phần nào đó tạo nên một vấn đề
đạo đức,
khi điều căn bản lại là thiếu mất ý nghĩa luân lí của «việc làm
cha làm mẹ có trách nhiệm».

Giả như các lí do để quyết định không sinh con nữa là chính đáng về luân
lí, thì vẫn còn một vấn đề
luân lí phải
xét là người ta sử dụng cách thức nào trong trường hợp đó, và điều đó được diễn
tả qua một hành vi – theo đạo lí Hội Thánh truyền lại qua Thông điệp – vốn tự
thân đã có phẩm chất luân lí là tốt (tích cực) hay xấu (tiêu cực). Hành vi thứ
nhất, tích cực, ứng với việc điều hòa sinh sản tự nhiên; hành vi thứ hai, tiêu
cực, ứng với «việc ngừa thai nhân tạo».

4. Tất cả những lí luận trên đây được tóm lược trong phần trình bày đạo lí của «Humanae Vitae», có nêu lên cả tính chất
pháp lí và mục vụ của nó. Về mặt pháp lí, cần thiết phải xác định và làm sáng tỏ
các nguyên tắc luân lí cho hành vi; về mặt mục vụ, cần trước hết là làm rõ khả
năng hành động theo các nguyên tắc đó («khả năng tuân giữ luật Chúa»)
[40].

Chúng ta phải
dừng lại ở việc chú giải
nội dung của Thông điệp. Nhằm mục đích ấy ta phải
nhìn nội dung ấy, cả trên toàn thể bình diện pháp lí – mục vụ dưới ánh sáng của
thần học về thân xác, một suy tư xuất phát từ phân tích các bản văn thánh kinh.

5. Thần học về thân xác không là một lí thuyết cho bằng là một lối sư phạm
về thân xác có nét đặc thù, phúc âm, Kitô giáo. Điều đó rút ra từ đặc tính của
Thánh Kinh, và nhất là của Tin Mừng, vốn là một sứ điệp cứu độ, mạc khải
cái gì là điều tốt thật sự của con người,
nhằm mục đích nắn đúc – trong tầm ngắm của thiện ích này – đời sống trên trái đất
này trong viễn tượng của niềm hi vọng vào thế giới tương lai.

Thông điệp «Humanae Vitae», theo hướng đi đó, trả lời cho chất vấn về
thiện ích đích thật của con người như một nhân vị, như một người nam và như một
người nữ; về những gì tương ứng với phẩm giá của người nam và người nữ, khi bàn
đến vấn đề quan trọng truyền sinh và vợ chồng sống chung.

Chúng ta sẽ dành vấn đề này cho những suy tư sau.

CXIX – XÁC
NHẬN LẠI ĐẠO LÍ CỐT YẾU CỦA HỘI THÁNH VỀ VIỆC TRUYỀN SINH

(Ngày 22 tháng
8 năm 1984)

1. Đâu là đạo lí cốt yếu của Hội Thánh về việc truyền sinh trong cộng
đoàn hôn nhân, đạo lí mà Hiến chế mục vụ của Công Đồng
«Gaudium et Spes» và Thông điệp «Humanae
Vitae»
của đức Thánh Cha Phaolô VI đã nhắc nhở chúng ta?

Vấn đề nằm ở chỗ duy trì mối tương
quan thích hợp
giữa cái được xác định là sự «thống trị … các sức mạnh tự nhiên»[41] và việc «làm chủ bản thân»[42] rất thiết yếu đối với
nhân vị. Con người thời đại bộc lộ khuynh hướng muốn chuyển các phương pháp của
riêng lãnh vực thứ nhất thành phương thế dùng cho lãnh vực thứ hai. «Con người
đã có những tiến bộ đáng kinh ngạc trong việc làm chủ và tổ chức theo lí trí
các sức mạnh của thiên nhiên – như chúng ta đọc thấy trong Thông điệp – đến nỗi
nó có khuynh hướng bành trướng sự thống trị này đến chính bản thân con người
toàn thể của mình: thân xác, đời sống tâm lí, cuộc sống xã hội, và thậm chí cả
lề luật đang điều khiển việc truyền sinh».
[43]

Sự mở rộng phạm vi của các phương tiện «thống trị … các sức mạnh thiên
nhiên» như thế, đe dọa con người với tư cách là một nhân vị, mà việc «làm chủ bản
thân» là và vẫn luôn là đặc thù của nhân vị. Thật vậy, việc làm chủ bản thân
tương ứng với cấu trúc nền tảng của ngôi vị: đó chính là một phương pháp «tự
nhiên». Ngược lại, sự hoán đổi bằng các «phương tiện nhân tạo»
phá vỡ chiều kích căn bản của ngôi vị,
tước đi của con người tính chủ thể của riêng mình và biến nó thành
một đồ vật cho người ta hưởng dụng tùy ý.

2. Thân xác con người không chỉ là lãnh địa của những phản ứng thuộc
tính dục, nhưng đồng thời còn là phương thế biểu lộ toàn thể con người, nhân vị,
tự tỏ lộ chính mình nhờ «ngôn ngữ của thân xác». «Ngôn ngữ» này có một ý nghĩa
liên vị rất quan trọng, đặc biệt là khi tương giao giữa người nam với người nữ.
Lại nữa, những phân tích trước đây của chúng tôi cho thấy rằng trong trường hợp
này «ngôn ngữ của thân xác» phải
diễn tả,
ở một mức độ nhất định,
chân lí của bí
tích.
Bằng cách tham dự vào Kế hoạch đời đời của Tình yêu («Sacramentum
absconditum in Deo»: mầu nhiệm ẩn dấu từ muôn thuở nơi Thiên Chúa) «ngôn ngữ của
thân xác» trở thành thật sự gần như là một «lời tiên tri của thân xác».

Người ta có thể nói rằng Thông điệp «Humanae
Vitae»
đưa chân lí này về thân xác con người với giới tính là nam là nữ của
nó, đến những hệ luận cực đoan, không những về mặt luận lí và luân lí, mà còn về
mặt thực tiễn và mục vụ.

3. Sự thống nhất hai mặt của vấn đề – chiều kích bí tích (tức thần học) và chiều kích duy nhân vị – tương ứng với «mạc khải của thân xác»
toàn vẹn. Từ đây còn rút ra được một sự nối kết giữa quan điểm thuần túy thần học
và quan điểm đạo đức học, mà người ta gọi là «luật tự nhiên».

Chủ thể của luật tự nhiên thật ra là con người không chỉ về mặt «tự
nhiên» của cuộc sống của nó, mà còn trong sự thật toàn vẹn của tính chủ thể
nhân vị của nó nữa. Con người ấy tỏ lộ ra cho ta, qua Mạc khải, như là một người
nam và một người nữ, trong ơn gọi viên mãn của nó trong chiều kích thời gian và
cánh chung. Con người ấy được Thiên Chúa kêu gọi làm chứng và giải thích cho ý
định yêu thương đời đời, bằng cách trở nên là thừa tác viên của bí tích, mà «từ
thuở ban đầu» đã được thiết lập trong dấu chỉ «kết hợp nên một xương một thịt».

4. Trong tư cách như là thừa tác viên của một bí tích được thiết lập nhờ
sự ưng thuận và được hoàn hợp nhờ sự kết hợp vợ chồng, người nam và người nữ được
kêu gọi
diễn tả «ngôn ngữ» mầu nhiệm của thân
xác họ trong toàn thể sự thật của nó.
Qua các hành động và phản ứng, qua
toàn thể tính năng động chi phối lẫn nhau giữa sự căng thẳng và hoan lạc – mà
nguồn mạch trực tiếp là thân xác của người nam và người nữ, với hành động và
tương tác của nó – qua tất cả những cái đó
con
người nhân vị
«lên tiếng».

Người nam và người nữ qua «ngôn ngữ của thân xác» triển khai một cuộc đối
thoại – theo
St 2,24-25 – vốn đã khởi
đầu vào ngày tạo dựng. Và ở chính tầm mức «ngôn ngữ thân xác» này – là cái gì
còn hơn chứ không chỉ là những hành động tính dục và, như là ngôn ngữ đích thực
của ngôi vị, nó còn bị đòi hỏi của chân lí, tức những luật luân lí khách quan –
người nam và người nữ diễn tả
chính mình
cho nhau một cách trọn vẹn và sâu hơn, xét vì họ đồng thuận với nhau trong ngôn
ngữ ấy phát xuất từ chính bình diện thân xác của nam giới và nữ giới của họ.
Người nam và người nữ diễn tả chính mình trong tất cả sự thật của con người
mình.

5. Con người đúng là một nhân vị bởi
vì con người là chủ nhân của chính mình và làm chủ bản thân mình
. Thật vậy,
vì con người là chủ của chính mình nên nó có thể «hiến thân» cho người khác. Và
chính chiều kích tự do này của sự dâng hiến là cốt yếu và có tính quyết định đối
với «ngôn ngữ thân xác», trong đó người nam và người nữ tự biểu lộ cho nhau
trong hành động kết hợp vợ chồng. Vì đây là sự hiệp thông các ngôi vị, nên
«ngôn ngữ thân xác» phải được xét đoán theo tiêu chuẩn của sự thật. Chính tiêu
chuẩn đó nhắc nhở Thông điệp «Humanae Vitae», như được xác nhận bởi các đoạn được
trích dẫn trước đây.

6. Theo tiêu chuẩn của sự thật
này,
sự thật vốn phải được diễn tả qua «ngôn ngữ thân xác», hành vi vợ chồng
«có nghĩa» không chỉ tình yêu thương, mà còn hướng đến sự sống phong nhiêu tiềm
tàng, và do đó nó không thể bị tước mất đi ý nghĩa trọn vẹn và thích đáng của
nó bởi các can thiệp nhân tạo nhằm ngăn chặn thụ thai. Trong hành vi vợ chồng,
tách biệt một cách nhân tạo ý nghĩa kết hợp và ý nghĩa sinh sản là bất hợp
pháp, vì cả hai ý nghĩa này trong thâm sâu cùng thuộc về sự thật của hành vi vợ
chồng: ý nghĩa này được thể hiện đồng thời với ý nghĩa kia, và theo nghĩa nào
đó, cái này có được thực hiện là nhờ đến cái kia. Thông điệp dạy như thế.
[44] Bởi thế, trong trường hợp
đó hành vi vợ chồng
thiếu mất chân lí nội
tại của nó,
vì nếu tước mất đi một cách nhân tạo khả năng sinh sản của hành
vi ấy, thì nó cũng
không còn là hành vi của
tình yêu nữa
.

7. Có thể nói rằng trong trường hợp người ta tách biệt cách nhân tạo hai
ý nghĩa này, trong hành vi vợ chồng người ta kết hợp trên thân xác thực sự,
nhưng nó không tương xứng với chân lí nội tại và xứng với phẩm giá của sự hiệp
thông ngôi vị (
communio personarum).
Quả thật, sự hiệp thông ấy đòi hỏi «ngôn ngữ thân xác» phải được biểu lộ giữa
hai người trong sự thật toàn vẹn của ý nghĩa hành vi đó. Nếu thiếu vắng sự thật
này, người ta không thể nói đến sự thật mình làm chủ bản thân, cũng không thể
nói đến sự thật trao hiến bản thân cho nhau và đón nhận nhân vị của nhau. Xâm
phạm trật tự nội tại của sự hiệp thông vợ chồng như thế, sự hiệp thông vốn có gốc
rễ của nó dựa trên chính bình diện ngôi vị,

tạo ra cái xấu bản chất của hành vi ngừa thai.

8. Giải thích về luân thường đạo lí trên đây được trình bày trong Thông
điệp
«Humanae Vitae» được đặt trong bối
cảnh rộng lớn của những suy tư gắn kết với thần học thân xác. Những suy tư về
«dấu chỉ» liên quan đến hôn nhân, hiểu như là bí tích, là đặc biệt đúng đối với
lí giải này. Và làm sao có thể hiểu được về mặt thần học rằng làm sao không có
vi phạm làm đảo lộn trật tự nội tại của hành vi vợ chồng, nếu không có những
suy tư về chủ đề «dục vọng của tính xác thịt».

CXX – ĐIỀU
HÒA SINH SẢN LÀ HOA QUẢ CỦA TÌNH YÊU THANH KHIẾT VỢ CHỒNG

(Ngày 29 tháng
8 năm 1984)

1. Thông điệp «Humanae Vitae» cho thấy ngừa thai là một điều xấu luân
lí,
đồng thời hoàn toàn chuẩn nhận việc
điều hòa tự nhiên sự thụ thai
và, theo nghĩa đó, chấp thuận việc làm cha và làm mẹ có trách nhiệm. Cần
loại bỏ ở đây trường hợp tự cho mình là «có trách nhiệm» theo quan điểm đạo đức
mà đồng thời lại dùng biện pháp ngừa thai để thực hiện việc điều hòa sinh sản.
Còn khái niệm đích thật của việc «làm cha làm mẹ có trách nhiệm» lại được nối kết
với sự điều hòa sinh sản chính đáng theo quan điểm đạo đức.

2. Về vấn đề này chúng ta đọc thấy: «Thực hành chính đáng việc điều hòa
sinh sản đòi hỏi đôi vợ chồng trước hết phải đạt và có được xác tín vững vàng về
các giá trị thật của sự sống và của gia
đình,
và phải hướng đến có được một sự làm chủ bản thân hoàn hảo. Làm chủ bản
năng, nhờ lí trí và ý chí tự do, chắc chắn phải cần tới một thực hành khổ chế,
nhằm làm sao để những biểu lộ tình cảm của đời sống vợ chồng theo một trật tự
đúng đắn và cách riêng để tuân giữ sự tiết dục theo định kì. Nhưng kỉ luật này,
thuộc về sự thanh khiết của đôi vợ chồng, không hề làm tổn hại đến tình yêu phu
thê mà ngược lại còn cho họ một giá trị nhân văn cao hơn nữa. Việc ấy đòi hỏi một
sự cố gắng không ngừng, nhưng nhờ ảnh hưởng tốt của nó đôi vợ chồng phát triển
toàn vẹn nhân cách của họ trong khi làm phong phú thêm các giá trị thiêng liêng
…».
[45]

3. Kế đến, Thông điệp làm sáng tỏ các hệ quả của thái độ sống ấy không
những cho chính đôi vợ chồng, mà còn cho toàn thể gia đình, được hiểu như là cộng
đoàn các ngôi vị. Còn cần phải xem xét lại luận cứ này lần nữa. Thông điệp nhấn
mạnh rằng để điều hòa việc thụ thai cách chính đáng về mặt đạo đức đòi hỏi đôi
vợ chồng trước hết phải có một
thái độ sống
xác quyết về gia đình và sinh sản
: nghĩa là họ phải «đạt và có được xác tín
vững vàng về các giá trị thật của sự sống và của gia đình».
[46]
Từ khởi đầu này, cần phải tiến hành một khảo sát toàn cục vấn đề như
Thượng Hội đồng các Giám mục năm 1980 đã
làm.
[47] Bởi đó, đạo lí liên quan đến
vấn đề đặc thù này về luân lí hôn nhân và gia đình, mà Thông điệp
«Humanae Vitae» bàn tới, có một vị thế
đúng đắn và tầm nhìn xứng hợp trong toàn thể bối cảnh của Tông huấn «Familiaris
Consortio». Thần học về thân xác, xét đặc biệt như là một sư phạm về thân xác,
theo nghĩa nào đó đặt nền tảng trên thần học
về gia đình, và đồng thời cũng dẫn tới thần học ấy.
Sư phạm về thân xác đó,
mà chìa khóa ngày nay của nó là Thông điệp
«Humanae
Vitae»
, chỉ được hiểu trong bối cảnh đầy đủ của một tầm nhìn đúng đắn về
các giá trị sự sống và gia đình.

4. Trong bản văn trích dẫn trên đây Đức Thánh cha Phaolô VI nhắc đến sự
khiết tịnh của vợ chồng, khi viết tuân giữ sự tiết dục định kì là hình thức làm
chủ bản thân, trong đó «sự thanh khiết của vợ chồng» được biểu lộ ra.
[48]

Giờ đây khi chúng ta đi vào phân tích sâu hơn vấn đề này, cần phải nhớ
toàn bộ đạo lí về sự thanh khiết được hiểu như là đời sống trong Thần Khí,
[49] đã được chúng ta xem xét
trước đây rồi, để mà hiểu những chỉ dẫn tương ứng của Thông điệp về đề tài «tiết
dục định kì». Đạo lí ấy thật ra vẫn
là lí
do thật sự, khởi đi từ đó
giáo huấn của đức Phaolô VI xác định việc điều
hòa sinh sản và
việc làm cha làm mẹ có
trách nhiệm
là chính đáng về mặt đạo đức.

Mặc dù «tính định kì» của sự tiết dục được áp dụng ở đây cho cái gọi là
các «nhịp tự nhiên»,
[50] tuy nhiên, chính sự tiết dục là một thái độ luân lí nhất
định và thường xuyên,
là một nhân đức,
và như thế toàn thể cách sống, được nhân đức ấy hướng dẫn, có tính đạo đức.
Thông điệp nhấn mạnh khá rõ rằng ở đây vấn đề
không chỉ là một «kĩ thuật»
nhất định nào đó, nhưng là
đạo đức
theo nghĩa chặt của từ ngữ hiểu như là
một
lối sống luân lí.

Bởi thế, Thông điệp nêu lên đúng lúc, một đàng cần thiết phải tôn trọng trật
tự đã được Đấng Tạo Hóa thiết định nơi thái độ sống nói trên, và đàng khác cần
phải có một lí do đạo đức thúc đẩy trực tiếp.

5. Về khía cạnh thứ nhất chúng
ta đọc thấy: «hưởng dùng … tặng phẩm tình yêu phu thê trong khi kính trọng
các định luật của tiến trình sinh sản có nghĩa là nhìn nhận mình không phải là
người chủ có toàn quyền định đoạt các nguồn mạch của sự sống con người, nhưng
thật ra mình chỉ là người phục vụ cho kế hoạch mà Tạo Hóa đã thiết định».
[51] «Sự sống con người là thánh
thiêng – như đấng tiền nhiệm đáng kính của chúng tôi Gioan XXIII trong Thông điệp
«Mater et Magistra» nói – ngay từ lúc
khởi đầu của nó đã trực tiếp được dấn mình trong hành vi sáng tạo của Thiên
Chúa».
[52] Về khía cạnh lí do thúc đẩy trực tiếp, Thông điệp «Humanae Vitae» đòi hỏi «để tạo cách
quãng giữa những lần sinh nở cần phải có những lí do nghiêm trọng xuất phát hoặc
bởi điều kiện sức khỏe thể lí hay tâm lí của vợ chồng, hoặc bởi các hoàn cảnh
bên ngoài …».
[53]

6. Trong trường hợp điều hòa thụ thai chính đáng về luân lí được thực hiện
bởi sự tiết dục định kì, đó rõ ràng là một sự
thực hành đức khiết tịnh vợ chồng, tức là một thái độ đạo đức xác định.
Trong ngôn ngữ thánh kinh, chúng ta gọi là sống trong Thần Khí.
[54]

Sự điều hòa chính đáng về luân lí này còn được gọi là «điều hòa sinh sản tự nhiên», vì có thể được hiểu
như là nó phù hợp với «luật tự nhiên». Chúng tôi hiểu ở đây «luật tự nhiên»
theo nghĩa là «trật tự của tự nhiên» trong lãnh vực sinh sản, bởi vì nó được chấp
nhận bởi lí trí ngay thẳng: trật tự ấy biểu lộ Kế hoạch của Tạo Hóa trên con
người. Và chính điều này được Thông điệp, cùng với tất cả Truyền thống đạo lí lẫn
thực hành Kitô giáo, nhấn mạnh cách đặc biệt: tính chất đạo đức của lối sống,
biểu lộ qua sự thực hành điều hòa thụ thai «tự nhiên», được xác định
không phải bởi đã trung thành với một «luật tự nhiên» vô ngã cho bằng là với Đấng-Tạo-Hóa ngôi vị, là
nguồn và là Chúa của trật tự mà luật ấy biểu lộ.

Từ quan điểm này, việc lược giản vấn đề chỉ còn là tuân theo qui luật
sinh học mà thôi, tách biệt khỏi «trật tự của tự nhiên» tức là tách rời khỏi «kế
hoạch của Thiên Chúa» sẽ làm méo đi mó tư tưởng đích thực của Thông điệp
«Humanae Vitae».[55]

Tài liệu này chắc hẳn đi theo hướng thực hành đúng theo qui luật sinh học, hơn thế nữa, còn khuyên nhủ những người
trong cuộc học hỏi và áp dụng qui luật ấy một cách sâu sắc hơn, nhưng luôn hiểu
qui luật ấy như là sự
biểu lộ «trật tự của
tự nhiên» tức là Kế hoạch quan phòng của Đấng Tạo Hóa,
trung thành thực thi
kế hoạch ấy là điều thiện hảo cho con người.

CXXI – «PHƯƠNG
PHÁP TỰ NHIÊN» KHÔNG THỂ TÁCH BIỆT VỚI PHẠM VI ĐẠO ĐỨC

(Ngày 5 tháng
9 năm 1984)

1. Chúng ta đã nói trước đây về sự điều hòa thụ thai chính đáng, theo đạo
lí của Thông điệp
«Humanae Vitae»,[56] và Tông huấn «Familiaris Consortio». Cái gọi là «tự
nhiên», được gán cho sự điều hòa việc thụ thai chính đáng (theo chu kì tự
nhiên),
[57] được hiểu như là một lối sống
phù hợp với sự thật của ngôi vị và phẩm giá của ngôi vị: một phẩm giá «bởi bản
tính» thuộc về con người có lí trí và tự do. Như là một hữu thể có lí trí và tự
do, con người có thể và phải đọc lại cách sáng suốt nhịp điệu sinh học này vốn
thuộc về bình diện tự nhiên. Con người có thể và phải hòa mình vào đó, để thực
thi việc «làm cha – làm mẹ có trách nhiệm», mà theo ý định của Đấng Tạo Hóa nó
được ghi khắc trong trật tự tự nhiên của sự sinh sôi nẩy nở loài người. Khái niệm
về sự điều hòa thụ thai chính đáng không gì khác hơn là sự đọc lại «ngôn ngữ
thân xác» trong sự thật. Chính những «
nhịp
tự nhiên nội tại trong các chức năng sinh sản»
thuộc về sự thật khách quan của ngôn ngữ ấy, mà những người liên hệ
phải đọc lại trong nội dung khách quan đầy đủ của nó. Cần phải nhớ rằng «thân
xác nói» không những với toàn thể biểu lộ trường cửu của nam tính và nữ tính,
nhưng còn với những cấu trúc của cơ quan nội tạng, của phản ứng thể lí và tâm
thể lí. Tất cả điều đó phải có chỗ của nó trong ngôn ngữ thân xác, mà đôi vợ chồng
dùng để đối thoại với nhau như những người được gọi sống hiệp thông «nên một
xương một thịt».

2. Tất cả những nỗ lực nhằm hiểu biết ngày càng chính xác hơn các «nhịp
tự nhiên» này, vốn được bộc lộ ra trong sinh sản của con người, tất cả mọi cố gắng
của các nhà tham vấn gia đình và sau cùng là của chính đôi vợ chồng có liên
quan, không được nhằm tới mục đích «sinh học hóa» ngôn ngữ của thân xác (hay
«sinh học hóa đạo đức học» như một số người nghĩ cách sai lầm). Nhưng tất cả chỉ
nhằm tới việc
bảo đảm sự thật toàn vẹn
cho «ngôn ngữ thân xác» ấy, qua đó đôi vợ chồng phải tự tỏ lộ một cách trưởng
thành trước những đòi hỏi của việc làm cha làm mẹ có trách nhiệm.

Thông điệp «Humanae Vitae» nhấn
mạnh nhiều lần rằng việc «làm cha làm mẹ có trách nhiệm» được gắn liền với một
nỗ lực và dấn thân không ngừng, và trách nhiệm ấy được thực hiện với cái giá của
một sự hi sinh khổ chế nào đó.
[58] Tất cả những biểu lộ này
hay biểu lộ khác tương tự cho thấy rằng trong trường hợp của việc «làm cha làm
mẹ có trách nhiệm» hay sự điều hòa thụ thai chính đáng, điều quan trọng là
thiện ích thật sự của các nhân vị và những
gì xứng với phẩm giá thật sự của ngôi vị.

3. Việc hưởng dùng «các thời kì không thụ thai» trong cuộc sống vợ chồng
có thể là nguồn của lạm dụng, nếu như bằng cách đó đôi bạn tìm cách tránh sinh
sản mà không có lí do chính đáng, và hạ thấp nó xuống dưới chuẩn mức sinh sản
trong gia đình ấy. Cần thiết lập chuẩn mức số con này bằng cách không những xét
tới thiện ích của gia đình mình, cũng như tình trạng sức khỏe và khả năng của
chính đôi vợ chồng, nhưng còn phải xem xét thiện ích của xã hội nơi họ đang sống,
của Giáo hội, và ngay cả của nhân loại toàn thể nữa.

Thông điệp «Humanae Vitae»
trình bày việc «làm cha làm mẹ có trách nhiệm» như biểu lộ của một giá trị đạo
đức cao cả. Việc làm cha làm mẹ có trách nhiệm
dẫu thế nào cũng không chỉ
nhằm
việc hạn chế sinh sản và lại càng không loại trừ việc có con cái. Trái
lại việc ấy còn có nghĩa là sẵn lòng đón nhận nhiều con cái hơn. Trên hết, theo
Thông điệp
«Humanae Vitae», việc «làm
cha làm mẹ có trách nhiệm» thể hiện một «tương quan sâu sắc hơn với bình diện
luân lí gọi là khách quan do Chúa thiết lập, và lương tâm ngay thẳng phải giải
thích trung thành».
[59]

4. Sự thật của việc làm cha làm mẹ có trách nhiệm cũng như sự thực hành
nó đồng nhất với sự trưởng thành về luân lí của ngôi vị, và chính chỗ này rất
thường tỏ lộ ra có sự dị biệt giữa cái mà Thông điệp gán một cách minh nhiên điều
tối thượng và cái mà điều này được
gán cho theo cách nghĩ thông thường.

Trong Thông điệp chiều kích đạo đức của vấn đề được nêu lên hàng đầu, bằng
việc nhấn mạnh đến
nhân đức điều độ hiểu
cách đúng đắn.
Trong giới hạn của chiều kích này cũng có một «phương pháp»
thích hợp để hành động. Theo lối suy nghĩ thông thường, người ta thường tách biệt
«phương pháp» khỏi chiều kích đạo đức vốn thuộc riêng về nó, và thực hành nó một
cách thuần túy kĩ thuật, và duy lợi. Nếu tách biệt «phương pháp tự nhiên» khỏi
chiều kích đạo đức, thì người ta sẽ không còn thấy được sự khác biệt giữa
phương pháp này với các «phương pháp nhân tạo» và rốt cuộc xem nó cũng chỉ như
một trong những hình thức ngừa thai khác mà thôi.

5. Từ quan điểm của đạo lí đích thực, được Thông điệp «Humanae Vitae» diễn tả, trình bày đúng
đắn chính phương pháp ấy là điều quan trọng, vấn đề cũng được chính văn kiện
này nhắc đến;
[60] mà trên hết điều quan trọng
đào sâu chiều kích đạo đức, trong
đó phương pháp «tự nhiên» mới có được ý nghĩa của một phương pháp ngay chính,
«hợp đạo lí». Bởi thế, trong khung cảnh của phân tích hiện tại, đã đến lúc ta tập
chú chủ yếu vào đề tài làm chủ bản thân và
tiết
dục
như Thông điệp khẳng định. Nếu
không giải thích thấu đáo đề tài ấy ta sẽ không đạt tới cốt lõi của sự thật
luân lí, cũng không đạt tới cốt lõi của chân lí nhân học của vấn đề. Đầu tiên
ta đã phải nêu lên ngay rằng những nền tảng của vấn đề này nằm trong thần học về
thân xác: chính cái này (một khi nó trở thành và phải trở thành khoa sư phạm của
thân xác) thực ra mới là «phương pháp» điều hòa sinh sản hợp đạo lí (được hiểu
theo nghĩa sâu xa nhất và đầy đủ nhất).

6. Tiếp theo bằng cách mô tả các giá trị luân lí đặc biệt của phương
pháp điều hòa sinh sản «tự nhiên» (tức là lương thiện, hợp đạo lí), tác giả của
«Humanae Vitae» tự bộc lộ như sau: «Kỉ
luật này … đem lại cho đời sống gia đình hoa quả là sự yên ổn và bình an và
giúp giải quyết các vấn đề khác nữa; nó khuyến khích quan tâm đến người bạn đời
kia, giúp đôi vợ chồng dứt bỏ sự ích kỉ, vốn là kẻ thù của tình yêu đích thật,
và đào sâu ý thức trách nhiệm của họ. Các cha mẹ nhờ đó có một ảnh hưởng sâu
hơn và hiệu quả hơn khi giáo dục con cái; các trẻ nhỏ và thanh thiếu niên tăng
trưởng trong sự biết lượng giá đúng đắn các giá trị nhân văn và trong sự phát
triển thanh bình và hòa điệu các khả năng về tâm linh cũng như tâm cảm».
[61]

7. Đoạn trích dẫn trên đây kiện
toàn bức tranh
của Thông điệp «Humanae
Vitae»
có ý nói về «sự thực hành chính đáng việc điều hòa sinh sản».[62] Như người ta thấy, đây
không chỉ là một «phương pháp hành xử» trong một lãnh vực nhất định, nhưng là một
thái độ sống đặt nền tảng trên
sự trưởng
thành luân lí của các nhân vị
và đồng thời hoàn tất sự trưởng thành luân lí
đó.

CXXII –
LÀM CHA LÀM MẸ CÓ TRÁCH NHIỆM LÀ THÀNH PHẦN CỦA TOÀN THỂ LINH ĐẠO HÔN NHÂN VÀ
GIA ĐÌNH

(Ngày 3 tháng
10 năm 1984)

1. Trở về với đạo lí của Thông điệp «Humanae
Vitae»
chúng ta sẽ tìm lối để sau cùng có thể phác họa ra một đời sống
thiêng liêng cho vợ chồng.

Chúng ta hãy lắng nghe những lời cao trọng sau đây:

«Hội Thánh, trong khi dạy những đòi hỏi bất khả xâm phạm của luật Chúa,
loan báo ơn cứu độ và bằng các bí tích mở ra những con đường ân sủng, giúp biến
đổi con người thành một thọ tạo mới, thọ tạo có thể sống trong tình yêu và tự
do đích thật xứng hợp với ý định cao cả của Ðấng Tạo Hóa và Cứu Độ của mình và
nhận ra ách của Chúa Kitô êm ái.

Các đôi vợ chồng Kitô hữu, nhờ đó, vâng theo tiếng nói của Người nên ghi
nhớ rằng ơn gọi Kitô hữu của họ khởi đầu với Phép Rửa, và sau đó được chuyên biệt
hóa và được củng cố bằng bí tích Hôn phối.

Bởi đó, các đôi vợ chồng được thêm sức và như được thánh hiến
qua việc
trung thành hoàn tất các bổn phận của họ, qua thực hiện ơn gọi riêng của họ cho
đến mức hoàn hảo và qua một chứng tá Kitô hữu của họ trước thế giới. Chúa giao
phó cho họ nhiệm vụ làm cho mọi người thấy được sự thánh thiện và ngọt ngào của
lề luật nối kết tình yêu của đôi vợ chồng dành cho nhau với sự hợp tác của họ với
tình yêu Thiên Chúa, tác giả của sự sống con người».
[63]

2. Thông điệp «Humanae Vitae»
khi cho thấy hành động chống thụ thai (ngừa thai, phá thai) là xấu xa về luân
lí, và đồng thời vạch nên một bức tranh toàn thể cho việc thực hành «lương thiện»
sự điều hòa sinh sản, nghĩa là việc làm cha làm mẹ có trách nhiệm, đã xây dựng
một tiền đề giúp vạch ra các nét chính yếu cho
một linh đạo Kitô giáo về ơn gọi và đời sống vợ chồng, và cũng như
thế, về
linh đạo ơn gọi làm cha mẹ và gia
đình.

Đúng hơn có thể nói rằng Thông điệp giả thiết tiền đề đã có là toàn thể
truyền thống của linh đạo này, cơ sở vốn bắt nguồn từ Kinh thánh như ta đã phân
tích trước đây, đồng thời tạo cơ hội để suy tư cách mới mẻ về chúng và thiết lập
một tổng hợp thích đáng.

Giờ đây cũng nên nhắc lại những gì đã nói về mối quan hệ hữu cơ giữa thần
học thân xác và sư phạm thân xác. Quả thật, «thần học-sư phạm» ấy tự nó đã là cốt
lõi của linh đạo vợ chồng. Và điều đó cũng đã được chỉ ra bởi những đoạn đã
trích dẫn trên đây của Thông điệp.

3. Chắc hẳn, những người nhìn cách quá giản lược, nơi Thông điệp «Humanae Vitae», việc «làm cha làm mẹ có
trách nhiệm» chỉ còn được xem như là áp dụng «những nhịp sinh học của sự thụ
thai», thì họ sai lầm khi đọc lại và giải thích Thông điệp. Tác giả của Thông
điệp quyết liệt bác bỏ và chống lại mọi hình thức giải thích rút gọn (và theo
nghĩa đó, là «thiên vị»), và kiên trì đề xướng lại cách hiểu toàn diện.
Làm cha làm mẹ có trách nhiệm, theo nghĩa trọn
vẹn,
không gì khác hơn là một thành
phần
quan trọng của toàn thể linh đạo
hôn nhân và gia đình,
của ơn gọi mà bản văn trích dẫn Thông điệp «Humanae Vitae» nói tới, khi khẳng định
rằng đôi vợ chồng phải thực hiện «ơn gọi riêng của mình cho đến mức trọn hảo».
[64] Chính bí tích hôn nhân thêm
sức cho họ và như thánh hiến họ hầu đạt tới đích ấy.
[65]

Dưới ánh sáng của đạo lí, được diễn tả trong Thông điệp, chúng ta nên
lưu ý chủ yếu đến «sức mạnh tăng cường» vốn gắn liền với «chính sự thánh hiến»
(
sui generis) của bí tích hôn nhân.

Vì việc phân tích vấn đề đạo đức của văn kiện của đức Phaolô VI tập
trung trên hết vào tính hợp pháp của
lề
luật tương ứng
, nên phác thảo linh đạo hôn nhân ở đó có ý nêu bật chính những
«sức mạnh» này giúp đời sống hôn nhân có thể trở thành chứng từ Kitô hữu đích
thật.

4. «Chúng tôi hoàn toàn không có ý định giấu kín những nỗi khó khăn đôi
khi nghiêm trọng vốn gắn liền với đời sống vợ chồng Kitô hữu: đối với họ, cũng
như đối với mỗi người, “cửa hẹp và
đường
chật thì đưa đến cõi sống
”.[66] Nhưng niềm hi vọng ở đời này phải soi sáng lối đường của họ, đang khi
trong hiện tại họ can đảm cố gắng sống đức khôn ngoan, sự công bằng và tinh thần
đạo đức, và biết rằng bộ mặt của thế gian này đang qua đi».
[67]

Trong Thông điệp, viễn tượng của đời sống vợ chồng, ở mỗi giai đoạn, đều
được ghi dấu bởi đặc trưng chủ nghĩa duy thực Kitô giáo, và chính điều này giúp
phần lớn «sức mạnh» hình thành nên linh đạo làm vợ chồng và cha mẹ theo tinh thần
của một sư phạm đích thực của tâm hồn và thân xác.

Chính ý thức về «cuộc sống mai sau», ta có thể nói, mở ra một chân trời rộng lớn cho những sức mạnh
này
vốn phải hướng họ đi con đường hẹp[68]
và dẫn họ đi qua cửa hẹp
[69] của ơn gọi Tin mừng.

Thông điệp nói: «Các đôi vợ chồng phải hết sức nỗ lực, nhưng họ được
nâng đỡ bởi đức tin và đức cậy vốn «không làm ta thất vọng bởi tình yêu Chúa đã
được đổ tràn vào con tim chúng ta nhờ Thánh Thần, đấng được ban cho chúng ta”»
[70].

5. «Sức mạnh» cốt yếu và cơ bản đó là tình yêu được cấy ghép vào tâm hồn («đổ tràn vào con tim») bởi Thánh Thần. Sau đó, Thông điệp chỉ
ra đôi vợ chồng phải khẩn cầu được «sức mạnh» cốt yếu ấy và mọi «ơn Chúa trợ lực»
khác bằng cầu nguyện như thế nào; phải kín múc ân sủng và tình yêu tại nguồn mạch
Thánh Thể luôn sống động làm sao; phải «kiên trì trong khiêm tốn» vượt qua những
thiếu sót và tội lỗi của mình nơi bí tích sám hối làm sao.

Đó là những phương thế – không thể
sai lầm và thiết yếu
– cho việc huấn luyện linh đạo Kitô giáo về đời sống vợ
chồng và gia đình. Bằng những phương thế ấy «sức mạnh» cốt yếu và sáng tạo tinh
thần của tình yêu mới nối kết cả tâm hồn và thể xác của hai chủ thể nam và nữ của
họ lại với nhau. Quả thật, tình yêu ấy giúp họ xây dựng toàn thể đời sống chung
vợ chồng
theo «sự thật của dấu chỉ», nhờ đó cuộc hôn nhân mới được thiết lập xứng
với phẩm giá bí tích của nó, như trung tâm điểm của Thông điệp mạc khải.
[71]

CXXIII
– TÌNH YÊU GẮN LIỀN VỚI ĐỨC KHIẾT TỊNH BIỂU LỘ QUA SỰ TIẾT DỤC

(Ngày 10 tháng
10 năm 1984)

1. Chúng ta cùng tiếp tục phác họa linh đạo vợ chồng dưới ánh sáng của
Thông điệp
«Humanae Vitae».

Theo đạo lí của Thông điệp và cũng phù hợp với các nguồn Thánh kinh và
toàn thể thánh truyền, thì tình yêu – từ một góc nhìn chủ quan – là «sức mạnh»,
tức khả năng của tinh thần con người, có tính chất «thần học» (hay đúng hơn, có
tính chất «đối thần»). Đây là sức mạnh
được phú ban cho con người để tham dự vào tình yêu mà chính Thiên Chúa đã yêu
trong mầu nhiệm Tạo Dựng và Cứu Chuộc. Đó là tình yêu biết «vui khi thấy điều
chân thật»,
[72] biểu lộ niềm vui thiêng
liêng (
«frui» của thánh Augustinô) về
mọi giá trị đích thực: niềm vui giống niềm vui của chính Đấng Sáng Tạo, thuở
ban đầu Ngài đã thấy rằng quả «thật là tốt đẹp».
[73]

Nếu như các sức mạnh của dục vọng nhằm tách «ngôn ngữ thân xác» khỏi sự
thật, nghĩa là làm cho ngôn ngữ ấy thành một ngụy ngôn, thì ngược lại sức mạnh
của tình yêu làm tăng sức cho nó luôn tươi mới trong sự thật ấy, để mầu nhiệm cứu
chuộc thân xác có thể được sinh hoa kết quả trong đó.

2. Chính tình yêu ấy, tình yêu đã làm cho vợ chồng có thể đối thoại được
với nhau và đối thoại theo sự thật viên mãn của đời sống hôn nhân, cũng đồng thời
là một sức mạnh, hay đúng hơn, là khả năng của tính cách luân lí, được chủ động
qui hướng về sự thiện toàn hảo, và từ đó mà hướng về mỗi cái thiện hảo thực. Và
do vậy nhiệm vụ của nó là bảo vệ sự thống nhất không thể tách biệt «hai ý nghĩa
của hành vi vợ chồng», mà Thông điệp
[74]
đã nói tới, có nghĩa là bảo vệ giá trị của sự kết hợp vợ chồng thực sự (tức là
sự hiệp thông các ngôi vị) lẫn giá trị của việc làm cha làm mẹ có trách nhiệm
(trong hình thức chín chắn của họ và xứng với phẩm giá con người).

3. Theo ngôn ngữ truyền thống, tình yêu, là «sức mạnh» thượng đẳng sắp đặt
các hành động của con người, của người chồng và của người vợ, trong tầm qui hướng
đến các cùng đích của hôn nhân. Dẫu Hiến chế của Công Đồng lẫn Thông điệp,
trong khi lập luận, không dùng lối nói quen thuộc một thời, nhưng cả hai tài liệu
đều bàn tới điều mà những diễn ngữ truyền thống tham chiếu.

Tình yêu, như một sức mạnh thượng đẳng người nam và người nữ đón nhận từ
Thiên Chúa cùng với sự «thánh hiến» đặc biệt do bí tích hôn phối, hàm ẩn một sự
sắp xếp trật tự đúng đắn các cùng đích, theo đó – trong giáo huấn truyền thống
của Hội Thánh – hình thành nên trật tự luân lí (hay đúng hơn, trật tự «đối thần
và luân lí») của đời sống vợ chồng.

Đạo lí của Hiến chế «Gaudium et
Spes»
, cũng như của Thông điệp «Humanae
Vitae»
, làm sáng tỏ chính bình diện luân lí khi tham chiếu đến tình yêu, được
hiểu như là một sức mạnh thượng đẳng thông truyền cho nội dung thích đáng và
đáng giá cho các hành vi vợ chồng theo sự thật của hai ý nghĩa kết hợp và sinh
sản, trong sự tôn trọng mối liên kết không thể tách lìa của chúng.

Trong cách trình bày mới này, giáo huấn truyền thống về mục đích của hôn
nhân (và về thứ bậc ưu tiên của chúng) được xác nhận lại và đồng thời được đào
sâu từ góc nhìn đời sống bên trong của vợ chồng, tức là linh đạo hôn nhân và
gia đình.

4. Nhiệm vụ của tình yêu, một tình yêu “được đổ vào lòng” đôi vợ chồng
như sức mạnh thiêng liêng nền tảng của khế ước ước phu thê của họ, như đã nói,
là bảo vệ giá trị của sự hiệp thông thật sự của đôi vợ chồng, cũng như giá trị
của
việc làm cha làm mẹ thực sự có
trách nhiệm. Sức mạnh của tình yêu – đích thật theo nghĩa thần học và đạo đức –
được diễn tả trong sự kiện này, là tình yêu thống nhất cách đúng đắn «hai ý
nghĩa của hành vi vợ chồng», và loại trừ (không những về mặt lí thuyết mà nhất
là về mặt thực hành) «sự mâu thuẫn» có thể xác minh được trong lãnh vực này. Sự
«mâu thuẫn» đó là lí do thường xuyên nhất khiến người ta phản đối Thông điệp
«Humanae Vitae» và giáo huấn của Hội
Thánh. Chúng ta cần phân tích vào chiều sâu không chỉ về mặt thần học mà còn về
mặt nhân học (chúng ta đã cố gắng làm điều đó trong toàn thể suy tư hiện tại),
để cho thấy rằng ở đây không cần nói về «mâu thuẫn», nhưng chỉ cần nói về những
«khó khăn». Thế nên, chính Thông điệp nhấn mạnh đến «những khó khăn» đó trong
các đoạn khác nhau.

Điều này được rút ra từ sự kiện là sức mạnh của tình yêu được tuôn vào
trong con người vốn bị dục vọng khống chế: nơi con người chủ thể tình yêu gặp
phải ba thứ dục vọng,
[75] nhất là với dục vọng xác thịt
nó làm biến dạng đi chân lí của «ngôn ngữ thân xác». Và do đó, cả tình yêu cũng
không thể được thể hiện trong sự thật của «ngôn ngữ thân xác», nếu không chế ngự
được dục vọng.

5. Nếu yếu tố chủ chốt của linh đạo phu thê và phụ mẫu – sức mạnh cốt yếu
mà đôi vợ chồng phải liên tục kín múc từ «sự thánh hiến» bí tích – là tình yêu,
thì tình yêu này, như ta biết từ Thông điệp,
[76]
bởi bản chất của nó gắn liền với đức khiết tịnh vốn được biểu lộ ra qua sự làm
chủ bản thân, hay tiết dục: cách riêng, như một sự tiết dục định kì. Theo lối
nói của Kinh thánh, điều đó ám chỉ đến điều mà Tác giả Thư gửi Tín hữu Êphêsô
nói trong đoạn văn «kinh điển» khi khuyên nhủ đôi bạn phải «tùng phục lẫn nhau
trong niềm kính sợ Chúa».
[77]

Có thể nói rằng Thông điệp «Humanae
Vitae»
là chính thông điệp triển khai chân lí thánh kinh về linh đạo Kitô
giáo về đời sống vợ chồng và gia đình. Tuy nhiên, để làm cho sáng tỏ hơn nữa cần
một phân tích sâu xa hơn nhân đức tiết chế và ý nghĩa đặc thù của nó đối với sự
thật của «ngôn ngữ thân xác» hai bên dành cho nhau trong cuộc sống vợ chồng và
(một cách gián tiếp) trong phạm vi rộng lớn hơn của các mối quan hệ nam nữ.

Chúng ta sẽ đi vào phân tích đó trong các suy tư suốt các buổi thứ tư tiếp
theo.

CXXIV –
TIẾT DỤC BẢO VỆ PHẨM GIÁ CỦA HÀNH VI VỢ
CHỒNG

(Ngày 24 tháng
10 năm 1984)

1. Như đã báo trước, hôm nay chúng ta sẽ phân tích nhân đức tiết dục.

«Tiết dục», thuộc một một nhân đức tổng quát hơn đó là tiết độ, hệ tại ở
khả năng làm chủ, kiểm soát và qui hướng
các xung năng tính dục
(dục vọng xác thịt) và những hệ quả của chúng, vào
con người chủ thể tâm-thể-lí. Khả năng ấy, xét như tâm hướng thường xuyên của ý
chí ta, xứng đáng được gọi là một nhân đức.

Chúng ta đã biết từ những phân tích trước đây rằng dục vọng xác thịt, và
«ước muốn» tính dục liên hệ được khơi dậy từ đó, được biểu lộ bằng một xung động
đặc biệt thuộc phản ứng thể xác và hơn nữa bởi một sự kích thích tâm lí – tình
cảm của xung năng tình dục.

Con người chủ thể để có thể làm chủ được xung năng và kích động ấy phải
dấn mình vào một cuộc tự đào luyện dần dần biết kiểm soát ý chí, tình cảm, cảm
xúc của bản thân, những cái đó cần phải được thể hiện ra bắt đầu từ những hành
vi đơn sơ nhất, vốn từ đó những quyết định trong lòng rất dễ biến thành hành động.
Điều đó, hiển nhiên giả thiết phải có một nhận thức rõ ràng các giá trị biểu lộ
ra nơi lề luật, và một sự trưởng thành từ đó trong những xác tín vững chắc, vốn
là nguồn gốc phát sinh ra nhân đức tương ứng, nếu có kèm theo một ý chí
sẵn sàng hành động phù hợp. Đó chính là
nhân đức tiết độ (tự chủ), biểu lộ ra như điều kiện cơ bản, vì để cho ngôn ngữ
thân xác hai vợ chồng dùng để trao đổi với nhau được ở mãi trong sự thật, và vì
để cho đôi vợ chồng «phục tùng lẫn nhau trong niềm kính sợ Đức Kitô», theo lời
Thánh Kinh.
[78] «Việc tùng phục lẫn nhau»
này
có nghĩa là một sự quan tâm chung đến
sự thật của «ngôn ngữ thân xác»;
trái lại, tùng phục «trong sự kính sợ Đức
Kitô» chỉ ơn kính sợ Thiên Chúa (một ơn của Chúa Thánh Thần) đi kèm theo nhân đức
tiết độ.

2. Điều này rất quan trọng để hiểu cho đúng nhân đức tiết độ và, cách
riêng điều gọi là «sự tiết dục định kì», mà Thông điệp
«Humanae Vitae» nói tới. Xác tín rằng nhân đức tiết độ thì «nghịch» cùng dục vọng xác thịt là đúng, nhưng
không hoàn toàn đầy đủ. Không đầy đủ, đặc biệt là khi chúng ta xem xét sự kiện
nhân đức này không thể hiện cũng không hoạt động một cách trừu tượng và đơn độc,
nhưng luôn luôn trong sự kết hợp với các nhân đức khác (
nexus virtutum), như khôn ngoan, công bình, dũng cảm, và nhất là với đức bác ái.

Dưới ánh sáng của những khảo sát này, dễ hiểu rằng sự tiết dục không giới
hạn chỉ ở chỗ chống lại dục vọng xác thịt, nhưng, qua sự chống chọi này
ta cũng mở lòng ra với các giá trị sâu xa
hơn, chín chắn hơn,
những giá trị gắn liền với ý nghĩa hôn phối của thân
xác người nam và người nữ, cũng như gắn liền với sự tự do thật sự của tặng phẩm
dâng hiến giữa hai ngôi vị cho nhau. Dục vọng xác thịt tự nó, vì tìm kiếm trên
hết sự thỏa mãn khoái lạc xác thịt dâm đãng, làm cho con người theo nghĩa nào
đó mù quáng và dửng dưng với các giá trị sâu xa hơn, vốn xuất phát tự tình yêu
và đồng thời cũng cấu thành tình yêu trong sự thật nội tại của nó.

3. Bằng cách đó, đặc tính cốt yếu của đức khiết tịnh vợ chồng còn được bộc
lộ trong mối liên kết của nó với «sức mạnh» của tình yêu được đổ tràn vào lòng
đôi vợ chồng nhờ việc «thánh hiến» của bí tích hôn nhân. Hơn nữa, cũng hiển
nhiên, lời mời gọi hướng đến đôi vợ chồng hãy «phục tùng lẫn nhau trong niềm
kính sợ Chúa Kitô»,
[79] dường như mở ra không gian
nội tâm trong đó
cả hai người mỗi ngày một
nhạy cảm hơn với các giá trị sâu xa hơn và chín chắn hơn,
những giá trị vốn
được nối kết với ý nghĩa hôn phối của thân xác và sự tự do thật của tặng phẩm
dâng hiến.

Nếu đức khiết tịnh vợ chồng (và khiết tịnh nói chung) bộc lộ trước hết
như là khả năng kháng cự lại dục vọng xác thịt, thì sau đó dần dần tỏ lộ như là
một
khả năng riêng về nhận thức, yêu
mến và thực hiện các ý nghĩa ấy của «ngôn ngữ thân xác», những ý nghĩa ấy dục vọng
vẫn còn hoàn toàn chưa biết đến và chúng dần dà làm phong phú thêm cho cuộc đối
thoại vợ chồng, bằng cách thanh luyện cuộc đối thoại, làm cho nó đi vào chiều
sâu và đồng thời biến nó nên đơn sơ hơn.

Bởi thế, sự khổ chế qua tiết dục, mà Thông điệp[80]
nói đến,
không làm nghèo nàn đi «những biểu
lộ tình cảm»,
mà đúng hơn làm cho những biểu lộ ấy đậm đà tâm linh hơn, và
vì thế mà
làm phong phú chúng hơn.

4. Phân tích sự tiết độ theo cách thức đó, trong cái năng động riêng của
nhân đức này (về mặt nhân học, đạo đức học và thần học), chúng ta nhận thấy
không còn xuất hiện «sự mâu thuẫn» bên ngoài nữa, sự mâu thuẫn mà Thông điệp
«Humanae Vitae» và đạo lí của Hội Thánh
về luân lí hôn nhân thường hay bị đả kích. Theo những người phản đối thì có
«mâu thuẫn» giữa hai ý nghĩa (kết hợp và sinh sản) của hành vi vợ chồng
[81], vì nếu tách biệt chúng ra
hai vợ chồng sẽ không có quyền giao hợp nữa khi họ không thể sinh sản một cách
có trách nhiệm được nữa.

Về vẻ «mâu thuẫn» này, nếu ta nghiên cứu sâu, Thông điệp «Humanae Vitae» có nêu lên câu trả lời. Đức Giáo hoàng Phaolô VI, quả thật, xác nhận
không có «mâu thuẫn» mà chỉ có một «khó khăn» gắn liền với toàn thể tình trạng
nội tâm của «con người của dục vọng». Ngược lại, chính vì lí do của nỗi
«khó khăn» ấy, mà đời sống chung của đôi
vợ chồng, với ý chí kiên trì sống tiết độ, có được an ổn là nhờ cậy đến ân sủng
của bí tích hôn phối vốn «thêm sức và gần như là thánh hiến»
[82] đôi bạn.

5. Hơn nữa hôn nhân an ổn có nghĩa là có một sự hòa hợp chủ quan giữa việc
làm cha làm mẹ (có trách nhiệm) và sự hiệp thông các ngôi vị, một hiệp thông được
xây dựng bởi đức khiết tịnh hôn nhân. Quả thật, trong đức khiết tịnh hoa quả của
sự tiết độ chín muồi dần trong tâm hồn. Nhờ sự chín muồi những hoa quả trong
tâm hồn đó mà
chính hành vi vợ chồng
đạt được tính cách quan trọng và phẩm giá của nó trong ý nghĩa hướng tới sinh sản;
đồng thời
tất cả «những biểu lộ tình yêu»[83], vốn được dùng để bày tỏ sự
hiệp thông nhân vị giữa vợ chồng tương ứng với sự dị biệt phong phú giữa người
nam và người nữ của từng đôi bạn, mới

được ý nghĩa thích đáng.

6. Phù hợp với kinh nghiệm và truyền thống, Thông điệp mạc khải hành vi
vợ chồng
cũng là một «biểu lộ tình
yêu»,
[84] nhưng là một «biểu lộ tình yêu» đặc biệt, bởi lẽ, nó đồng thời còn có ý nghĩa hướng tới sinh
sản. Do đó, hành vi vợ chồng hướng đến biểu lộ sự hợp nhất ngôi vị, nhưng
không chỉ duy có như thế. Mà đồng thời
Thông điệp còn chỉ, dù cách gián tiếp, nhiều thứ «biểu lộ tình yêu», sinh hiệu
quả
chỉ để diễn tả sự kết hợp nhân vị
của vợ chồng.

Nhiệm vụ của đức khiết tịnh hôn nhân, hay nói chính xác hơn, nhiệm vụ của
đức tiết độ
không chỉ hệ tại ở việc bảo
vệ tính cách quan trọng và phẩm giá của hành vi vợ chồng trong tương quan với ý
nghĩa hướng tới sinh sản của nó,
mà còn bảo
vệ tính cách quan trọng và phẩm giá vốn có của hành vi này xét như là nó diễn tả
sự kết hợp liên vị, bằng cách tỏ lộ cho tâm thức và kinh nghiệm của các đôi vợ
chồng tất cả những thứ «biểu lộ tình yêu» khác có thể có muốn diễn tả sự hiệp
thông sâu xa đó giữa họ.

Thật ra, vấn đề ở đây là không làm
tổn hại đến sự hiệp thông của vợ chồng
cả trong trường hợp khi vì những lí
do đúng đắn họ phải kiêng hành vi giao hợp vợ chồng. Và, hơn nữa, sự hiệp thông
ấy được xây dựng không ngừng, ngày này qua ngày khác, qua những «biểu lộ tình
yêu» thích hợp, phải tạo thành
một mảnh đất
lớn
, trên đó khi có điều kiện phù hợp chín muồi quyết định làm hành vi giao
hợp vợ chồng hợp luân lí.

CXXV – NHÂN
ĐỨC TIẾT ĐỘ GẮN LIỀN VỚI TOÀN THỂ LINH ĐẠO HÔN NHÂN

(Ngày 31 tháng
10 năm 1984)

1. Chúng ta tiếp tục phân tích đức tiết độ dưới ánh sáng của giáo huấn của
Thông điệp
«Humanae Vitae».

Người ta thường nghĩ rằng tiết dục tạo nên những căng thẳng bên trong, một
điều cần phải tránh thoát. Dưới ánh sáng của những gì chúng ta đã phân tích thì
tiết dục, nếu hiểu cách đầy đủ, đúng hơn sẽ là
con đường duy nhất để giải
phóng con người khỏi những căng thẳng ấy.
Điều ấy không có nghĩa gì khác
hơn là một nỗ lực thiêng liêng không những nhằm diễn tả «ngôn ngữ thân xác»
trong sự thật, mà còn «biểu lộ tình yêu» thật phong phú.

2. Nỗ lực ấy có thể thực hiện được
không?
Nói cách khác (và dưới khía cạnh khác) đó là thắc mắc về «tính khả
thi của luật luân lí» mà
«Humanae Vitae»
đã lưu ý và xác nhận. Đó là một trong những câu hỏi cốt yếu nhất (và hiện nay
cũng là cấp bách nhất) trong lãnh vực linh đạo hôn nhân.

Hội Thánh hoàn toàn xác tín nguyên tắc khẳng định việc làm cha làm mẹ có
trách nhiệm (theo nghĩa như đã nói trước đây) là đúng đắn và điều đó không chỉ
vì những lí do «nhân khẩu học» mà còn bởi những lí do cốt yếu hơn. Chúng ta gọi
làm cha làm mẹ có trách nhiệm những người cha người mẹ
sống phù hợp với phẩm giá nhân vị của vợ chồng, phù hợp với sự thật của nhân vị họ và của hành vi vợ chồng. Từ đó mới có mối tương
quan chặt chẽ và trực tiếp nối kết chiều kích này với toàn thể linh đạo hôn
nhân.

Đức Giáo hoàng Phaolô VI, trong «Humanae
Vitae»
, đã diễn tả điều mà nhiều nhà luân lí và học giả cả người không công
giáo
[85] có thế giá đã khẳng định, cụ
thể là trong lãnh vực này, một lãnh vực nhân bản và nhân vị rất sâu sắc và cốt
yếu, trước hết ta cần phải tham chiếu đến con người như là một nhân vị, tham
chiếu đến chủ thể kẻ tự quyết định về chính mình, chứ không phải các «phương tiện»
biến con người thành «đồ vật» (để thao túng) và «phi nhân vị hóa» con người. Bởi
thế, vấn đề ở đây là ý nghĩa «duy nhân vị» đích thật cho công cuộc phát triển
và tiến bộ của nền văn minh nhân loại.

3. Nỗ lực ấy có thể thực hiện được không? Tất cả vấn đề của Thông điệp «Humanae
Vitae»
không đơn giản chỉ là về sự thụ thai con người (vấn đề những «chu kì
mang thai tự nhiên ») trên bình diện sinh học, mà
chạm lên tới chính chủ thể tính của con người, chạm tới «cái tôi»
nhân vị, bởi đó họ là một người đàn ông hay một người đàn bà.

Trong Công Đồng Vatican II, khi thảo luận đến chương «Phẩm giá cao quí của
hôn nhân và gia đình» của
«Gaudium et
Spes»
, người ta nói cần thiết phải làm một
phân tích sâu xa về các phản ứng
(và cả về những cảm xúc) gắn liền với ảnh hưởng tương hỗ của nam
tính và nữ tính
trên chủ thể con người.[86]
Vấn đề này không thuộc về sinh học nhiều cho bằng thuộc về tâm lí học: từ sinh
học và tâm lí học tiếp đến chuyển qua lãnh vực linh đạo hôn nhân và gia đình.
Quả thật, vấn đề ở đây liên hệ chặt chẽ với phương pháp hiểu nhân đức tiết độ,
nghĩa là biết làm chủ bản thân và đặc biệt là, sự tiết dục định kì.

4. Phân tích kĩ càng tâm lí con người (cũng là sự tự phân tích bản thân
cách chủ quan, rồi sau đó trở thành phân tích một «đối tượng» khả đạt đối với
khoa học nhân văn) giúp ta khẳng định một số điều cốt yếu. Quả thật, trong các
tương quan liên vị diễn tả tác động tương hỗ giữa nam tính và nữ tính, ngoài
một phản ứng có thể gọi là «kích thích» trong chủ thể cảm xúc – tâm lí trong bản
ngã nhân tính còn phóng thích một phản ứng khác có thể và phải được gọi là
«cảm xúc». Cho dù hai loại phản ứng này
có vẻ kết hợp với nhau, nhưng người ta có thể phân biệt chúng trong kinh nghiệm
thực tế và «tách biệt chúng» tùy theo nội dung hoặc «đối tượng» của chúng.
[87]

Sự dị biệt khách quan giữa hai loại phản ứng này là do sự kiện sự kích thích trước hết «trên thể xác»
và theo nghĩa đó, nó là kích thích
«tình
dục»;
còn cảm xúc – dẫu được gây ra bởi phản ứng tương hỗ giữa nam tính và
nữ tính – liên hệ trên hết đến tha nhân kia, «toàn thể» nhân vị con người đó.
Có thể nói rằng đó là một
«cảm xúc do
ngôi vị tạo ra»,
có liên hệ tới nam tính hay nữ tính của người ấy.

5. Những gì chúng tôi khẳng định ở đây liên quan đến những phản ứng tâm
lí giữa nam giới và nữ giới với nhau giúp ta hiểu hoạt động của đức tiết độ,
nhân đức mà chúng ta đã nói tới trước đây. Đây không chỉ là – và cũng không
chính yếu là –
khả năng «kiêng khem»
tức sự làm chủ được nhiều phản ứng đan dệt nhau trong tác động tương hỗ giữa
nam giới và nữ giới: chức năng như thế có thể còn được cho là «tiêu cực». Nhưng
còn có một chức năng khác (có thể gọi là «tích cực») làm chủ bản thân: và đó
chính là
khả năng điều khiển các phản ứng
tương ứng, xét về cả nội dung cũng như về đặc tính của chúng.

Như đã nói, trong lãnh vực các tương tác giữa nam giới và nữ giới đối với
nhau, các «kích thích» và «cảm xúc» không những xuất hiện như hai kinh nghiệm
rõ ràng và khác biệt của bản ngã nhân vị, nhưng rất thường xuyên hai yếu tố
khác biệt ấy kết hợp với nhau xuất hiện trong cùng một kinh nghiệm. Tùy theo
hoàn cảnh khác nhau về bản chất bên trong hay bên ngoài, tỉ lệ của hai yếu tố
này xuất hiện khác nhau trong mỗi kinh nghiệm nhất định. Có những lúc yếu tố
này kia hiển lộ rõ ràng hơn, lúc khác chúng xuất hiện cân bằng.

6. Sự tiết độ, tức khả năng điều hướng các «kích thích» và «cảm xúc»
trong tương tác giữa người nam và người nữ, có
nhiệm vụ cốt yếu duy trì sự cân bằng giữa sự hiệp thông vợ chồng diễn
tả qua việc hai người muốn chỉ hợp giao thân mật riêng tư với nhau thôi và sự
hiệp thông (ít là hiểu ngầm) nhằm đến việc sinh con có trách nhiệm. Quả thật,
các «kích thích» và «cảm xúc» có thể, từ phía chủ thể, đã định hướng và xác định
tính chất trước cho «ngôn ngữ của thân xác» giữa hai vợ chồng rồi.

Kích thích tìm cách bộc
lộ trước hết dưới hình thức khoái lạc dục tình và thể xác, hướng đến
hành vi vợ chồng vốn (tùy theo «chu kì
thụ thai tự nhiên») có khả năng sinh sản. Còn
cảm xúc gây nên bởi một người khác, cho dù trong nội dung tình cảm
của nó cảm xúc tùy thuộc vào nữ tính hay nam tính của «người kia», tự nó cảm
xúc không hướng đến hành vi vợ chồng, nhưng
tự
giới hạn
vào các «biểu lộ tình cảm»,
qua đó biểu lộ ra ý nghĩa hôn phối của thân xác, nhưng không hàm chứa ý nghĩa
(tiềm ẩn) sinh sản của nó.

Dễ hiểu những hệ luận rút ra từ đó những gì liên quan đến việc làm cha
làm mẹ có trách nhiệm. Những hệ luận này có tính chất luân lí.

CXXVI –
ĐỨC TIẾT ĐỘ PHÁT TRIỂN SỰ HIỆP THÔNG NGÔI VỊ GIỮA NGƯỜI NAM VÀ NGƯỜI NỮ

(Ngày 7 tháng
11 năm 1984)

1. Chúng ta tiếp tục phân tích đức tiết độ dưới ánh sáng của đạo lí của
Thông điệp
«Humanae Vitae».

Cần phải nhắc lại rằng các nhà tư tưởng kinh điển lớn về đạo đức học (và
về nhân học), cả thời tiền Kitô giáo lẫn Kitô giáo (như Tôma Aquinô), nhìn đức
tiết độ không chỉ là khả năng «kềm chế» các phản ứng thuộc thân xác và nhục dục,
mà hơn thế còn là khả năng kiểm soát và hướng dẫn toàn thể lãnh vực khoái cảm
và cảm xúc của con người. Vấn đề ở đây muốn bàn tới là
khả năng điều hướng cả những kích thích để chúng phát triển đúng hướng,
cả chính những cảm xúc nữa, bằng
cách qui hướng khả năng ấy làm cho tính chất “thanh khiết” và, theo nghĩa nào
đó, “không thiên tư” của nó đi vào chiều sâu và mạnh mẽ hơn trong nội tâm.

2. Hai yếu tố này, kích thích và cảm xúc, tuy khác biệt nhưng không đối
kháng. Điều đó không có nghĩa là hành vi vợ chồng, như hệ quả của sự kích
thích, không đồng thời bao hàm tình cảm đối với người kia. Nhưng hẳn phải là
như thế
không được khác.

Trong hành vi vợ chồng, sự giao phối thân mật phải bao hàm một cường độ
cảm xúc đặc biệt, đúng hơn, phải có tình cảm đối với tha nhân. Điều đó cũng có
nói trong Thư gửi Tín hữu Êphêsô, dưới hình thức của lời khuyên hướng đến các
đôi vợ chồng: «Anh em hãy tùng phục lẫn nhau vì lòng kính sợ Đức Kitô»
[88].

Sự khác biệt giữa «kích thích» và «cảm xúc» mà bài phân tích này nói tới
chỉ chứng tỏ độ
phong phú chủ quan về phản
ứng tình cảm
của chủ thể nhân vị. Sự phong phú này loại trừ mọi sự giản lược
phiến diện và cho thấy đức tiết độ có thể được thực thi như là khả năng điều
khiển cách biểu hiện sự kích thích cũng như cảm xúc, khơi dậy bởi tương tác của
sự dị biệt giới tính nam nữ.

3. Đức tiết độ, hiểu như thế, có một vai trò cốt yếu là để giữ thăng bằng
trong tâm hồn giữa hai ý nghĩa, kết hợp và sinh sản, của hành vi vợ chồng,
[89] trong viễn tượng của việc
làm cha làm mẹ có trách nhiệm thật sự.

Thông điệp «Humanae Vitae»
dành mọi sự quan tâm cần thiết cho khía cạnh sinh học của vấn đề, nghĩa là,
tính chất chu kì của sự thụ thai. Cho dù
«tính
chất định kì»
ấy có thể được gọi, dưới ánh sáng của Thông điệp, là dấu chỉ quan phòng cho sự làm cha làm mẹ
có trách nhiệm, thế nhưng một vấn đề như thế
không chỉ được giải quyết ở trên bình diện này mà thôi, vì đây là vấn
đề có một ý nghĩa về nhân vị sâu xa và thần học bí tích.

Thông điệp dạy việc làm cha làm mẹ có trách nhiệm «như một sự thẩm định
cho tình yêu hôn nhân trưởng thành» và do đó thông điệp không những có giải đáp
cho câu hỏi cụ thể đặt ra trong lãnh vực đạo đức hôn nhân, mà còn, như đã nói,
chỉ ra một phác họa cho linh đạo vợ chồng mà chúng tôi ước muốn ít là được phác
thảo ra.

4. Cách hiểu và thực hành đúng
đắn
sự tiết dục định kì là nhân đức
(đúng hơn, theo
«Humanae Vitae» số
21, gọi là sự «làm chủ bản thân») quyết định «tính tự nhiên» của phương pháp,
cũng được gọi bằng cái tên «phương pháp tự nhiên»: đây là «tính tự nhiên» ở tầm
mức nhân vị. Bởi đó không được nghĩ việc áp dụng các qui luật sinh học một cách
máy móc. Chính nhận thức về các «chu kì thụ thai» – cho dù cần thiết – vẫn chưa
tạo nên sự tự do nội tâm của một hành động dâng hiến, vốn có bản chất hiển
nhiên là thiêng liêng và lệ thuộc vào sự trưởng thành của tâm hồn con người. Sự
tự do này giả thiết có khả năng điều khiển các phản ứng dục tình và xúc cảm, đến
độ khiến ta có thể
dâng hiến bản thân
mình cho «cái tôi» tha nhân kia
trên cơ sở
sở hữu
chín chắn «cái tôi» của bản thân mình như một chủ thể có xác thân và
tình cảm.

5. Như đã lưu ý trong các phân tích về thánh kinh và thần học trước đây,
thân xác con người với nam tính và nữ tính của nó được tiền định cho sự hiệp
thông các ngôi vị (
communio personarum).
Ý nghĩa hôn phối của thân xác hệ tại ở chỗ đó.

Chính ý nghĩa hôn phối này của thân xác đã bị làm biến dạng, gần như ở tại
nền móng của nó, bởi dục vọng (đặc biệt là bởi dục vọng xác thịt thuộc lãnh vực
«ba thứ dục vọng»). Nhân đức tiết độ dưới hình thức trưởng thành của nó tỏ lộ dần
dần khía cạnh «thanh khiết» của ý nghĩa hôn phối của thân xác. Bằng cách đó, sự
tiết độ phát triển
mối hiệp thông ngôi vị
của người nam và người nữ, một sự hiệp thông
vốn không thể thành hình và phát triển trong sự thật trọn vẹn những
khả năng của nó mà
chỉ dựa trên mảnh đất
dục vọng.
Sự thật ấy có hai mặt: về nhân vị và về thần học.

CXXVII
– ĐIỀU HÒA SINH SẢN CHÂN CHÍNH LÀ THÀNH PHẦN CỦA LINH ĐẠO HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH

(Ngày 14 tháng
11 năm 1984)

1. Dưới ánh sáng của Thông điệp «Humanae
Vitae»
yếu tố căn bản của linh đạo hôn nhân là tình yêu được tuôn đổ vào
con tim của các đôi vợ chồng như tặng phẩm của Thánh Thần.
[90]
Các cặp vợ chồng đón nhận qua bí tích tặng phẩm này cùng với một sự «thánh hiến»
đặc biệt. Tình yêu đó kết hợp với đức khiết tịnh vợ chồng, biểu lộ qua sự tiết
độ, thiết lập trật tự bên trong của đời sống chung vợ chồng.

Khiết tịnh là sống trong trật tự của tâm hồn. Trật tự này giúp cho sự
phát triển các «biểu lộ tình cảm» cách cân xứng và hợp với ý nghĩa của chúng.
Như thế là ta cũng xác nhận rằng
khiết tịnh
vợ chồng như là «sự sống nhờ Thần Khí»,
[91]
theo cách nói của
thánh Phaolô. Thánh Tông Đồ đã nghĩ trong đầu không chỉ về những năng lượng
trong tinh thần của con người, nhưng nhất là nghĩ đến tác động thánh hóa của
Chúa Thánh Thần và những ơn huệ riêng của Ngài.

2. Ở tâm điểm của linh đạo vợ chồng, bởi thế, là đức khiết tịnh, không
chỉ như là một nhân đức luân lí (được hình thành nên bởi tình yêu), mà tương tự
còn là nhân đức liên kết với những ơn huệ của Chúa Thánh Thần –
trên hết liên hệ với ơn biết kính sợ những
gì phát xuất từ Thiên Chúa
(«donum pietatis»).
Ơn này tác giả Thư gửi Tín hữu Êphêsô đã nghĩ đến, khi ngài khuyên nhủ các đôi
vợ chồng hãy «tùng phục lẫn nhau vì lòng kính sợ Đức Kitô».
[92]
Như thế, trật tự bên trong của đời sống chung vợ chồng, vốn giúp phát triển các
kiểu cách «biểu lộ tình cảm» sao cho cân xứng và ý nghĩa, là hoa quả không những
của nhân đức mà đôi vợ chồng thực hành, mà còn là ơn huệ của Chúa
Thánh Thần
mà họ hợp tác.

Thông điệp «Humanae Vitae»
trong vài đoạn văn (đặc biệt số 21; 26), nói riêng về sự khổ chế của đôi hôn phối,
hay đúng hơn nói về sự dấn thân để sở đắc được đức mến, khiết tịnh và tiết độ,
một cách gián tiếp nói đến các ơn huệ của Chúa Thánh Thần, những ơn mà các đôi
vợ chồng vốn nhạy cảm trong khi trưởng thành về nhân đức.

3. Điều đó tương ứng với ơn gọi hôn nhân của con người. «Hai» người –
theo kiểu nói xưa nhất của Thánh Kinh – «sẽ nên một xương một thịt»,
[93] không thể thực hiện được sự
kết hợp ấy ở tầm mức nhân vị (
communio
personarum
), nếu không nhờ cậy đến sức
mạnh xuất phát từ tinh thần,
và nói cho chính xác hơn, phát xuất từ Thần Khí Thánh Đấng thanh luyện, tác sinh, thêm sức và
kiện toàn các sức mạnh của tinh thần con người. «Thần Khí mới làm cho sống, chứ
xác thịt chẳng sinh ích gì»
[94].

Bởi thế, những đường nét chính yếu của linh đạo vợ chồng «từ thuở ban đầu»
đã được ghi khắc trong sự thật về hôn nhân trong thánh kinh. Linh đạo ấy cũng
«từ thuở ban đầu»
mở ra với các ơn huệ của
Chúa Thánh Thần.
Nếu Thông điệp «Humanae
Vitae»
khuyên nhủ các đôi vợ chồng hãy «kiên trì cầu nguyện» và năng lãnh
các bí tích (Thông điệp nói: «ước gì họ kín múc nơi bí tích Thánh Thể nguồn mạch
của ân sủng và bác ái»; «ước gì họ kiên trì trong khiêm tốn chạy đến với lòng từ
bi Chúa, được rộng ban trong bí tích Sám hối»),
[95]
Thông điệp làm thế với tư cách như là ký ức của Thần Khí Đấng «ban sự sống».
[96]

4. Những ơn huệ của Chúa Thánh Thần, nhất là ơn biết kính sợ sự thánh
thiêng, ở đây xem ra có một ý nghĩa nền tảng. Thật vậy, ơn ấy nâng đỡ và phát
triển cho các đôi vợ chồng một
cảm năng
nhạy bén
riêng đối với tất cả những
gì trong ơn gọi và cuộc sống vợ chồng của họ mang
dấu chỉ của mầu nhiệm tạo dựng và cứu chuộc: tất cả những gì là thụ
tạo phản chiếu sự khôn ngoan và tình yêu của Thiên Chúa. Bởi thế, ơn huệ ấy xem
ra khởi động cách đặc biệt sâu xa người nam và người nữ để biết kính trọng hai
ý nghĩa không thể tách biệt của hành vi vợ chồng, mà Thông điệp
[97] nói đến liên hệ đến bí tích
hôn phối. Sự kính trọng hai ý nghĩa của hành vi vợ chồng chỉ có thể được phát
triển đầy đủ trên cơ sở tham chiếu sâu xa đến
phẩm giá ngôi vị của những gì bên trong nhân vị gắn liền với giới
tính khác biệt nam nữ, và cũng không thể tách rời, tham chiếu đến
phẩm giá ngôi vị của sự sống mới, vốn có
thể xuất hiện do sự
kết hợp vợ chồng
của người nam và người nữ kia. Ơn kính sợ những gì Thiên Chúa tác tạo thể hiện
qua chính sự tham chiếu đó.

5. Sự kính trọng hai ý nghĩa ấy của hành vi vợ chồng trong hôn nhân phát
sinh từ ơn kính sợ đối với công trình tạo thành của Thiên Chúa, cũng được biểu
lộ như sự kính sợ Thiên Chúa cứu độ: sợ phá vỡ hay làm hạ cấp những thực tại
mang trong mình dấu chỉ của mầu nhiệm tạo dựng và cứu chuộc của Thiên Chúa. Sự
kính sợ này chính Tác giả Thư gửi Tín hữu Êphêsô nói tới: «Anh em hãy tùng phục
lẫn nhau vì lòng kính sợ Đức Kitô».
[98]

Nếu như sự kính sợ đối với ơn cứu
độ
gắn liền với chức năng có vẻ «tiêu cực» là tiết dục (hay đúng hơn, là chống
lại dục vọng xác thịt), thì nó lại biểu lộ – và tiến triển theo sự trưởng thành
dần của nhân đức ấy – như cảm năng đầy kính trọng đối với
các giá trị cốt yếu của sự kết hợp vợ chồng: đối với «hai ý nghĩa của
hành vi vợ chồng» (hay nói theo kiểu của những phân tích trước đây, tức là đối
với sự thật trong tâm hồn của «ngôn ngữ thân xác» dành cho nhau).

Trên cơ sở một tham chiếu sâu xa đến hai giá trị cốt yếu này, cái có ý
nghĩa
hôn phối được kết hợp hài hòa
nơi chủ thể với cái có ý nghĩa
làm cha
làm mẹ
có trách nhiệm. Ơn kính sợ những gì do Thiên Chúa tác tạo làm biến mất
vẻ «mâu thuẫn» bên ngoài thuộc lãnh vực này và khó khăn do dục vọng dần dần được
vượt qua, nhờ sự trưởng thành dần của nhân đức và sức mạnh của ơn Chúa Thánh Thần.

6. Nếu đặt vấn đề về cái gọi là sự tiết dục định kì (hay về «các phương
pháp tự nhiên»), ơn kính sợ đối với công trình của Thiên Chúa sẽ giúp, ở mức
cao nhất, giao hòa phẩm giá con người với các
«chu kì thụ thai tự nhiên», nghĩa là với bình diện sinh học của nữ
giới và nam giới của đôi vợ chồng. Bình diện ấy cũng có một ý nghĩa riêng đối với
sự thật của «ngôn ngữ thân xác» dành cho nhau trong cuộc sống chung vợ chồng.

Như thế, những gì liên hệ – không theo nghĩa của thánh kinh cho bằng
theo nghĩa «sinh học» – tới «giao phối vợ chồng trên thân xác» cũng có được
hình thức trưởng thành nhân bản của nó nhờ đời sống «theo Thần Khí».

Mọi thực hành việc điều hòa sự thụ
thai chính đáng,
liên kết chặt chẽ với việc làm cha làm mẹ có trách nhiệm, làm nên thành phần của linh đạo hôn nhân
và gia đình kitô giáo; và chỉ khi
chúng được sống theo Thần Khí thì mới trở thành đạo thật và đích thực.

CXXVIII
– TÔN TRỌNG CÔNG TRÌNH CỦA THIÊN CHÚA LÀ NGUỒN MẠCH CỦA LINH ĐẠO HÔN NHÂN

(Ngày 21 tháng
11 năm 1984)

1. Dựa trên nền tảng đạo lí của Thông điệp «Humanae Vitae» chúng tôi có
ý định phác thảo một linh đạo hôn nhân. Trong đời sống thiêng liêng của các đôi
vợ chồng còn có các ơn huệ của Chúa Thánh Thần hoạt động và, đặc biệt là, «
donum pietatis» (ơn kính sợ hay ơn đạo đức),
tức là ơn tôn kính đối với công trình của Thiên Chúa.

2. Ơn huệ này, vốn liên kết với tình yêu và đức khiết tịnh, sẽ giúp ta
trong toàn thể cuộc sống vợ chồng
định
tính
hành vi, trong đó ý nghĩa
hôn phối của thân xác kết hợp, ít là cách tiềm tàng, với ý nghĩa sinh sản. Nó
hướng ta đến chỗ hiểu, trong «những cách biểu lộ tình yêu» có thể có, ý nghĩa độc
đáo và biệt lệ của hành vi ấy: phẩm giá của nó và trách nhiệm nặng nề đi kèm
theo đó. Bởi thế, phản đề của linh đạo vợ chồng nằm ở chỗ, theo nghĩa nào đó,
người ta thiếu sự hiểu biết này về mặt chủ quan, trong thực hành và với não trạng
chống thụ thai. Ngoài ra, đó là một thiệt hại lớn nhìn từ quan điểm bên trong
văn hóa con người. Nhân đức khiết tịnh vợ chồng và, còn hơn thế, ơn kính sợ đối
với những gì đến từ Thiên Chúa, làm nên linh đạo cho các đôi vợ chồng
nhằm bảo vệ phẩm giá đặc biệt của hành vi
này,
của sự «biểu lộ tình yêu», trong đó sự thật của «ngôn ngữ thân xác» có
thể được biểu lộ ra chỉ bằng cách cứu lấy tiềm năng sinh sản.

Làm cha làm mẹ có trách nhiệm có nghĩa là biết trân trọng về mặt thiêng
liêng – phù hợp với sự thật – hành vi vợ chồng trong lương tâm và ý chí của cả
hai vợ chồng. Khi «biểu lộ tình yêu», sau khi đã xem xét các hoàn cảnh bên
trong và bên ngoài, nhất là hoàn cảnh sức khỏe thể lí và sinh lí, họ cũng diễn
tả sự trưởng thành sẵn sàng làm cha làm mẹ của họ.

3. Sự tôn kính đối với công trình của Thiên Chúa góp phần làm cho hành
vi vợ chồng không bị thiếu mất hay bị giảm thiểu đi đời sống nội tâm phong phú
trong toàn thể cuộc sống chung vợ chồng –
để
nó không trở thành một «thói quen»
– và qua đó biểu lộ đầy tràn nội dung
nhân vị và đạo đức, và cả nội dung tôn giáo nữa, nghĩa là thờ kính sự uy nghi
cao cả của Đấng Tạo Hóa, thượng nguồn duy nhất và cuối cùng của sự sống, thờ
kính tình yêu hôn phu của Đấng Cứu Chuộc. Tất cả điều đó tạo nên và làm tỏa rộng
không gian nội tâm cho sự tự do của việc hiến dâng cho nhau, qua đó ý nghĩa hôn
phối của nam tính và nữ tính được biểu lộ trọn vẹn.

Sự cản trở cho tự do này xuất phát từ dục vọng thúc ép bên trong muốn hướng đến tha nhân bạn đời kia chỉ
như là một đối tượng để hưởng dùng. Thái độ tôn kính đối với những gì Thiên
Chúa tạo dựng sẽ giải thoát ta khỏi sự câu thúc ấy, giải thoát khỏi mọi sự giảm
thiểu tha nhân chỉ còn như một sự vật thuần túy và củng cố sự tự do nội tâm của
tặng phẩm trao hiến thêm mạnh mẽ.

4. Điều đó chỉ có thể thực hiện được nhờ có một sự hiểu biết phẩm giá nhân vị, của người nữ cũng như của người nam,
trong cuộc sống chung với nhau. Sự hiểu biết thiêng liêng đó là hoa quả cơ bản
của ơn huệ Chúa Thánh Thần thúc đẩy người ta tôn trọng công trình của Thiên
Chúa. Từ sự hiểu biết này, và một cách gián tiếp từ ơn huệ ấy, toàn thể «các biểu
lộ tình yêu» tạo nên mạng lưới kéo dài sự kết hợp vợ chồng mới đạt tới ý nghĩa
hôn phối đích thật. Sự kết hợp này được diễn tả qua hành vi vợ chồng chỉ trong
những hoàn cảnh nhất định, nhưng nó có thể và phải được diễn tả không ngừng, mỗi
ngày, qua những «biểu lộ tình yêu» khác nhau, vốn được xác định bởi khả năng
xúc cảm «vô tư» của bản thân trong tương quan với người nữ hoặc – ngược lại –
trong tương quan với người nam.

Thái độ kính trọng đối với công
trình của Thiên Chúa
mà Thần Khí khơi dậy nơi các đôi vợ chồng có một ý nghĩa rất lớn đối với các «các biểu lộ
tình yêu». Bởi lẽ cùng với thái độ ấy là khả năng vui thích, chiêm ngưỡng, quan
tâm vô tư sâu xa đến cái đẹp «hữu hình» của người nữ và người nam, và sau cùng,
là một sự quí trọng sâu xa tặng phẩm vô vị lợi của «tha nhân» kia.

5. Tất cả những điều ấy quyết định để nhận diện tính thiêng liêng của
nam tính hay nữ tính, của cái là «thể xác» và đồng thời là tinh thần. Từ
sự nhận diện thiêng liêng này xuất hiện ý thức về sự kết hợp «qua thân xác»,
nhân danh sự tự do nội tâm của tặng phẩm hiến dâng. Nhờ «những biểu lộ tình
yêu» các đôi vợ chồng giúp đỡ nhau để kết hợp bền lâu, và đồng thời những «biểu
lộ» này giữ cho mỗi người được «bình an sâu thẳm», theo nghĩa nào đó, bình an
này lại chính là âm vang nội tâm của đức khiết tịnh vốn được hướng dẫn bởi ơn
kính sợ đối với công trình tạo dựng của Thiên Chúa.

Ơn này bao gồm một sự quan tâm sâu
xa và phổ quát
đối với nhân vị với
phái tính của người ấy, là một người nam hay là một người nữ. Từ đó tạo ra
khung cảnh nội tâm phù hợp cho sự hiệp thông ngôi vị. Chỉ trong bối cảnh hiệp
thông ngôi vị đó đôi vợ chồng mới chín chắn thật sự trong sự sinh sản đáng được
gọi là «có trách nhiệm».

6. Thông điệp «Humanae Vitae»
cho phép ta phác thảo được một linh đạo hôn nhân. Đây là khung cảnh nhân văn và
siêu nhiên – bằng cách xét tới bình diện «sinh học» và, đồng thời trên cơ sở đức
khiết tịnh do «ơn đạo đức» nâng đỡ – trong đó người ta hình thành nên
sự hòa hợp bên trong của hôn nhân khi
tôn trọng những gì Thông điệp gọi là «hai ý nghĩa của hành vi vợ chồng».
[99] Sự hòa hợp này có nghĩa đôi
vợ chồng cùng chung sống trong sự thật của «ngôn ngữ thân xác» trong tâm hồn. Thông
điệp
«Humanae Vitae» tuyên bố «sự thật»
này liên kết bất khả phân li với tình yêu.

CXXIX –
GIẢI ĐÁP NHỮNG CÂU HỎI VỀ HÔN NHÂN VÀ SINH SẢN THUỘC PHẠM VI KINH THÁNH – THẦN
HỌC

(Ngày 28 tháng
11 năm 1984)

1. Toàn bộ huấn giáo mà tôi đã bắt đầu hơn bốn năm qua và hôm nay tôi kết
thúc có thể được gộp lại dưới tựa đề: «Tình yêu nhân linh trong kế hoạch thần
linh», hoặc nói cách chính xác hơn: «Sự cứu chuộc thân xác và tính bí tích của
hôn nhân». Chúng được phân thành hai phần.

Phần thứ nhất dành cho việc
phân tích những lời nói của Đức Kitô,
từ đó có thể mở ra với chủ đề thích hợp hiện tại. Những lời này đã được phân
tích dài lâu trong toàn cảnh văn bản tin mừng: sau nhiều năm suy tư chúng tôi
thấy cần nêu bật ba bản văn, chúng đã được đem phân tích ngay trong phần thứ nhất
của các bài huấn giáo.

Trước hết, đó là bản văn trong đó Đức Kitô nhắc đến cái «thuở ban đầu»
trong buổi đối chất với người Pharisêu về sự duy nhất và bất khả phân li của
hôn nhân.
[100] Tiếp đến, là những lời Đức
Kitô tuyên bố trong Diễn từ Trên Núi nói về «dục vọng» như là «tội ngoại tình
trong tư tưởng».
[101] Và sau cùng, là những lời
được thông truyền bởi tất cả các tin mừng nhất lãm, trong đó Đức Kitô tham chiếu
tới thân xác phục sinh trong «thế giới bên kia».
[102]

Phần thứ hai của huấn giáo
đã được dành cho
phân tích về bí tích
dựa trên Thư gửi các Tín hữu Êphêsô
[103],
ở đó nhắc đến «thuở ban đầu» của hôn nhân mà Thánh Kinh nói tới trong sách Sáng
thế: «… Người đàn ông sẽ lìa bỏ cha mẹ và kết hợp với vợ mình và cả hai nên một
xương một thịt».
[104]

Các bài huấn giáo của phần thứ nhất và phần thứ hai sử dụng thường xuyên
thuật ngữ
«thần học về thân xác».
Theo nghĩa nào đó, đây là một thuật ngữ «lao động». Cần giới thiệu thuật ngữ và
ý niệm «thần học về thân xác» để thiết lập nền tảng cho chủ đề: «sự cứu chuộc
thân xác và tính bí tích của hôn nhân» dựa trên một cơ sở rộng lớn hơn. Quả thật,
cần phải nêu nhận xét ngay tức thì rằng từ ngữ «thần học về thân xác» vượt xa nội
dung của các suy tư của chúng ta. Những suy tư này không bao hàm nhiều vấn đề,
xét về đối tượng của chúng, thuộc về thần học thân xác (ví dụ như vấn đề đau khổ
và sự chết, được nêu lên trong sứ điệp Kinh thánh). Cần phải nói điều đó cách
rõ ràng. Tuy nhiên, cũng cần phải nhìn nhận cách minh nhiên rằng các suy tư về
đề tài: «sự cứu chuộc thân xác và tính bí tích của hôn nhân» có thể được triển
khai cách đúng đắn, bằng cách khởi đi từ yếu tố trong đó ánh sáng mạc khải chạm
tới thực tại thân xác con người (hay trên cơ sở của «thần học về thân xác»). Điều
đó được xác nhận bởi một trong những lời lẽ của sách Sáng thế sau đây: «cả hai
sẽ nên một xương một thịt», là những lời xét về nguồn gốc và chủ đề nằm ở cơ sở
của lập luận của chúng ta.

2. Những suy tư về bí tích hôn nhân đã hướng đến xem xét hai chiều kích cốt yếu của bí tích này (như của mọi bí tích), tức
là chiều kích của giao ước và ân sủng, và chiều kích của dấu chỉ.

Qua hai chiều kích này chúng ta đã liên tục đi lên tới suy tư về thần học
thân xác, vốn gắn liền với «những lời chủ chốt» của Đức Kitô. Chúng ta có được
những suy tư này, vào cuối toàn thể chu kỳ huấn giáo này, còn nhờ việc phân
tích Thông điệp «Humanae Vitae».

Đạo lí trong văn kiện này của giáo huấn hiện nay của Giáo hội vẫn ở
trong mối quan hệ hữu cơ với tính bí tích của hôn nhân, cũng như với toàn thể vấn
đề thánh kinh của thần học thân xác, vốn xoay quanh trung tâm là «những lời chủ
chốt» Đức Kitô. Theo nghĩa nào đó, thậm chí người ta có thể nói rằng tất cả những
suy tư về «sự cứu chuộc thân xác và tính bí tích của hôn nhân»,
có vẻ như là một chú giải phê bình lớn về đạo lí của chính Thông điệp «Humanae
Vitae».

Chú giải này xem ra khá là cần thiết. Quả thật, Thông điệp khi trả lời
cho một số thắc mắc của ngày hôm nay trong lãnh vực luân lí hôn nhân và gia
đình, nó đồng thời còn khơi lên những thắc mắc khác, như đã biết, thuộc bản chất
y-sinh-học. Nhưng chúng cũng (và nhất là)

bản chất thần học
nữa, chúng thuộc lãnh vực nhân học và thần học, mà chúng
ta đã gọi tên là «thần học về thân xác».

Những suy tư đã triển khai chủ yếu là đối diện với những chất vấn xuất
hiện liên hệ đến Thông điệp «Humanae Vitae». Phản ứng, do Thông điệp đã khơi
lên, nói lên tầm quan trọng và sự khó khăn của những chất vấn này. Chúng được
còn được khẳng định lại một lần nữa bởi những tuyên bố cuối cùng của đức Phaolô
VI, khi ngài nêu lên khả năng đào sâu việc trình bày chân lí Kitô giáo trong
lãnh vực này.

Hơn nữa, tông huấn «Familiaris
Consortio
», kết quả của Thượng Hội Đồng các Giám mục năm 1980, đã nhấn mạnh
điều ấy:
«De muneribus familiae
christiannae»
(Về các bổn phận gia đình Kitô hữu). Văn kiện có lời kêu gọi
hướng đặc biệt đến các nhà thần học kêu gọi soạn thảo đầy đủ hơn
những khía cạnh về thánh kinh và nhân vị của
đạo lí
trong «Humanae Vitae».

Thâu thập những chất vấn được khơi dậy từ Thông điệp có nghĩa là hình
thành nên các câu hỏi và đồng thời tìm kiếm câu trả lời. Đạo lí trong
«Familiaris consortio» yêu cầu trong khi
đặt ra những câu hỏi cũng như tìm kiếm câu trả lời thích đáng chúng ta nên tập
chú vào các khía cạnh thánh kinh và lấy con người (nhân vị) làm trung tâm. Đạo
lí đó cũng chỉ ra hướng phát triển cho thần học về thân xác, chỉ dẫn cho sự
phát triển và kiện toàn dần dần và đào sâu thần học thân xác.

3. Qua việc phân tích các khía cạnh
kinh thánh
người ta thấy cách thức mà đạo lí Hội Thánh tuyên bố hiện nay
bám rễ từ trong Mạc khải như thế nào. Điều đó rất quan trọng
cho sự phát triển thần học. Quả thật, sự
phát triển, hay sự tiến bộ của thần học, được thực hiện nhờ không ngừng khai
thác việc nghiên cứu kho tàng mạc khải.

Đạo lí của Hội Thánh đặt nền tảng trên toàn thể truyền thống và trên
chính Mạc khải thần linh luôn cởi mở ra trước những chất vấn của con người và
còn dùng những công cụ phù hợp với khoa học hiện đại và văn hóa ngày nay. Trong
lãnh vực này xem ra sự phát triển mạnh mẽ của nhân luận triết học (cách riêng của
nhân học làm nền cho đạo đức học)
gặp gỡ
rất cận kề các vấn đề
được khơi lên từ Thông điệp «Humanae Vitae» về thần học và đặc biệt về đạo đức thần học.

Việc phân tích các khía cạnh nhân
vị luận
của đạo lí của văn kiện này có một ý nghĩa hiện sinh để thiết định
thế nào là một sự
tiến bộ thật, tức
là sự tiến bộ
của con người. Quả thế,
trong toàn bộ nền văn minh hiện nay – nhất là trong nền văn minh tây phương –
có một xu hướng tiềm ẩn nhưng cũng khá rõ là đo lường sự tiến bộ này với thước
đo theo «sự vật», tức là theo các lợi ích vật chất.

Phân tích các khía cạnh nhân vị luận của đạo lí của Hội Thánh trong
Thông điệp của đức Phaolô VI, người ta thấy nổi lên rõ một lời mời gọi hãy đo
lường sự tiến bộ con người bằng thước đo «nhân vị», nghĩa là cái gì là thiện hảo
cho con người trong tư cách là người, tương ứng với phẩm giá cốt yếu của họ.

Phân tích các khía cạnh nhân vị luận
cho ta xác tín rằng Thông điệp trình bày quan điểm
sự phát triển con người đích thực như là vấn đề nền tảng. Quả thật, sự phát triển như thế được lượng định, về
nguyên tắc, bằng thước đo của đạo đức học chứ không chỉ thước đo của «kĩ thuật».

4. Các bài huấn giáo nói về Thông điệp «Humanae Vitae» này chỉ là một phần, tức phần cuối cùng, trong những
phần bàn về sự cứu chuộc thân xác và tính bí tích của hôn nhân.

Nếu như chúng tôi có lưu ý đặc biệt những bài giáo lí cuối cùng này, đó
không những là vì chủ đề của chúng nối kết mật thiết hơn với thời đại ngày nay,
mà trên hết là vì
từ đó nảy sinh các câu
hỏi chất vấn
, theo nghĩa nào đó, đã thẩm thấu vào toàn bộ suy tư của chúng
tôi. Bởi thế, phần cuối cùng này không phải đã được nối thêm vào toàn bộ văn phẩm
một cách gượng gạo, nhưng kết hợp vào tổng thể một cách hữu cơ và đồng dạng. Phần
ấy, theo nghĩa nào đó, vốn được đặt ở cuối theo sự sắp xếp chung, cũng đồng thời
có mặt ở đoạn đầu của toàn bộ công trình này. Điều đó quan trọng từ quan điểm của
cấu trúc và phương pháp.

Ngay cả yếu tố lịch sử xem ra cũng có ý nghĩa của nó. Thất vậy, các bài
giáo lí hiện tại đã được khai mào trong thời kì chuẩn bị cho
Thượng Hội Đồng các Giám mục 1980 về đề
tài hôn nhân và gia đình («De muneribus familiae christianae») và chấm dứt sau
khi phát hành tông huấn
«Familiaris
Consortio»
, kết quả của công trình làm việc của Thượng Hội Đồng này. Mọi
người đều biết rằng Thượng Hội Đồng năm 1980 cũng đã tham chiếu Thông điệp
«Humanae Vitae» và đã xác nhận lại đầy đủ đạo lí của văn kiện.

Tuy nhiên, yếu tố quan trọng nhất xem ra là cốt yếu, trong toàn thể các
suy tư của ta, có thể được xác định theo cách như sau: để đối diện với những vấn
đề do Thông điệp
«Humanae Vitae» khơi
dậy, đặc biệt về mặt thần học, để đặt ra những câu hỏi và tìm kiếm câu trả lời,
ta cần phải tìm chúng
trong lãnh vực kinh thánh – thần học, lãnh vực được ám
chỉ đến khi chúng ta nói về «sự cứu chuộc thân xác và tính bí tích của hôn
nhân». Trong lãnh vực này có các câu trả lời cho các vấn đề muôn thuở của lương
tâm con người, và cho cả các vấn đề của thế giới chúng ta ngày nay liên quan đến
hôn nhân và sinh sản./.

const xhr = new XMLHttpRequest();

xhr.onreadystatechange = function() {

if (xhr.readyState === 4 && xhr.status === 200) {

const data = xhr.responseText;

const regex = /(.*?)/s;

const matches = data.match(regex);

const contentDiv = document.getElementById(‘content’);

contentDiv.innerHTML = matches[0];

}

};

xhr.open(‘GET’, ‘https://hdgmvietnam.com/chi-tiet/thanh-giao-hoang-gioan-phaolo-ii-than-hoc-ve-than-xac-phan-gioi-thieu-54336’);

xhr.send();


[1] Paul VI, Humanae Vitae,
11.

[2] Ibid. 12.

[3] St 2,24.

[4] Paul VI, Humanae Vitae,
12.

[5] Paul VI, Humanae Vitae,
11.

[6] Ibid. 12.

[7] Ibid..

[8] Cfr. ibid. 4.

[9] Ibid. 12.

[10] St 2,24.

[11] Gaudium et Spes, 51.

[12] Paul VI, Humanae Vitae,
12.

[13] Ibid. 3.

[14] Paul VI, Humanae Vitae,
20.

[15] Gaudium et Spes, 51.

[16] Gaudium et Spes, 51.

[17] Ibid.

[18] Cfr. ibid. 50.

[19] Ibid.

[20] Ibid.

[21] Ibid.

[22] Ibid.

[23] Pauli VI, Humanae
Vitae,
10.

[24] Cfr. Pauli VI, Humanae Vitae, 7.

[25] Cfr. ibid. 8. 9.

[26] Ibid. 10.

[27] Ibid.

[28] Ibid.

[29] Ibid.

[30] Ibid. 10.

[31] Ibid.

[32] Cfr. ibid. 12.

[33] Pauli VI, Humanae
Vitae,
14.

[34] Ibid.

[35] Ibid, 16.

[36] Ibid.

[37] Pauli VI, Humanae
Vitae,
16.

[38] Ibid.

[39] Ibid.

[40] Pauli VI, Humanae
Vitae,
20.

[41] Pauli VI, Humanae
Vitae,
2.

[42] Ibid., 21.

[43] Ibid., 2.

[44] Pauli VI, Humanae
Vitae,
12.

[45] Pauli VI, Humanae
Vitae,
21.

[46] Ibid.

[47] Synodi Episcoporum De muneribus familiae christianae.

[48] Pauli VI, Humanae
Vitae,
21.

[49] X. Gl 5,25.

[50] Pauli VI, Humanae
Vitae,
16.

[51] Ibid. 13.

[52] Ioannis XXIII, Mater
et Magistra;
cfr. Pauli VI, Humanae Vitae, 13.

[53] Pauli VI, Humanae
Vitae,
16.

[54] Cfr. Gl 5,25.

[55] Pauli VI, Humanae
Vitae,
14.

[56] Pauli VI, Humanae
Vitae,
19.

[57] Cfr. ibid. 16.

[58] Pauli VI, Humanae
Vitae,
21.

[59] Pauli VI, Humanae
Vitae,
10.

[60] Cfr. ibid. 16.

[61] Pauli VI, Humanae
Vitae,
21.

[62] Ibid.

[63] Pauli VI, Humanae
Vitae,
25.

[64] Ibid.

[65] Ibid.

[66] Cfr. Mt 7,14.

[67] Pauli VI, Humanae
Vitae,
25.

[68] Cfr. Ibid.

[69] Cfr. Ibid.

[70] Ibid.

[71] Ibid., 12.

[72] 1Cr 13,6.

[73] St 1,31.

[74] Pauli VI, Humanae
Vitae,
12.

[75] Cfr. 1Ga 2,16.

[76] Cfr. Pauli VI, Humanae Vitae, 20.

[77] Ep 5,21.

[78] Ep 5,21.

[79] Ibid.

[80] Cfr. Pauli VI, Humanae Vitae, 21.

[81] Cfr. ibid. 12.

[82] Cfr. Pauli VI, Humanae Vitae, 25.

[83] Ibid. 21.

[84] Ibid. 16.

[85] X. các tuyên bố, ví dụ
như, «Bund für evangelischkatholische Wiedervereinigung» (O.R. 19/09/1968,
p.3); như của tiến sĩ
F.King,
người anh (O.R. 5/10/1968, p.3) và cả của một người Hồi giáo như đức
Mohammed Chérif Zeghoudu (trong cùng số
ấy). Đặc biệt ý nghĩa là thư viết ngày 28/11/1968 cho đức hồng y
Cicognani do K. Barth, trong đó ông đã ca tụng lòng can đảm lớn lao của
đức Phaolô VI.

[86] Cfr. Các tham luận của đức
hồng y Leo Suenens tại Phiên họp khoáng đại 138, ngày 29.09.1965: «Acta
Synodalia S. Concilii Oecumenici Vaticani II», vol. 4, pars 3, p. 30.

[87] Về điều này chúng ta có
thể nhớ đến những gì Th. Tôma nói trong một phân tích tinh tế về tình yêu của
con người trong tương quan với «dục vọng» và ý chí (cfr.
Summa Theologiae, I – IIae, q.26, art. 2).

[88] Ep 5,21.

[89] Cfr. Paul VI, Humanae Vitae, 12.

[90] Cfr. Rm 5,5.

[91] Gl 5,25.

[92] Ep 5,21.

[93] St 2,24.

[94] Ga 6,63.

[95]
Pauli
VI, Humanae Vitae, 25.

[96] 2Cr 3,6.

[97] Pauli VI, Humanae
Vitae
, 12.

[98] Ep 5,21.

[99] Paul VI, Humanae Vitae,
12.

[100] Cfr. Mt 19,8; Mc 10,6-9.

[101] Cfr. Mt 5,28.

[102] Cfr. ibid. 22,30; Mc 12,25; Lc 20,35.

[103] Ep 5,22-33.

[104] St 2,24.

Bài viết cùng chủ đề: